Tàu điện ở Nhật và văn hóa đi tàu điện của người Nhật mà bạn nên biết

danh-sach-top-5-sim-gia-re-o-nhat-ban
Tau-dien-o-Nhat-va-van-hoa-di-tau-dien-cua-nguoi-Nhat-ma-ban-nen-biet
Nhật Bản

Tàu điện ở Nhật và văn hóa đi tàu điện của người Nhật mà bạn nên biết

thong-bao-tokyodayroi Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Nhắc đến Nhật Bản thì không thể không kể đến phương tiện công cộng đặc trưng và vô cùng hiện đại, đó chính là tàu điện. Bài viết này sẽ tổng hợp tất cả những thông tin bạn cần biết về tàu điện ở Nhật, giúp bạn hiểu thêm về các loại tàu điện thông dụng cũng như bỏ túi cách đi tàu điện “chuẩn Nhật”.

Các loại tàu điện tại Nhật

Nhìn chung, hệ thống tàu điện Nhật Bản chia làm hai loại là tàu thường và tàu siêu tốc. Hãy xem ảnh sau để hình dung rõ hơn về các loại tàu nhé:

Tàu thường gồm có 4 loại là Futsu, Kaisoku, Kyuukou và Tokkyuu. Các ga trong thành phố tại Nhật cách nhau trung bình 1km, còn các ga vùng ngoại ô cách nhau khoảng 2-3km. Mặc dù đều thuộc nhóm tàu thường nhưng 4 loại tàu này đều có một số điểm đặc trưng riêng để phân biệt:

- Tàu Futsu (tàu local): dừng tại tất cả các ga trên lộ trình nên rất thuận tiện để di chuyển, chạy với tốc độ trung bình 40km/giờ

- Tàu Kaisoku (tàu rapid): dừng ít ga hơn tài Futsu và đi nhanh hơn, nối các ga thành phố và ga ngoại ô. Đôi khi, tàu Kaisoku có sự thay đổi thời gian cho các tuyến ngoại ô nên bạn nên cập nhật thời gian tàu chạy thường xuyên khi có kế hoạch đi các tuyến này.

- Tàu Kyuukou (tàu express): chỉ dừng tại các ga lớn, trung bình 3-5 ga mới dừng một lần. Tàu đi với tốc độ nhanh nên giá vé cũng cao hơn tàu local và rapid.

- Tàu Tokkyuu (tàu limited express): chỉ dừng ở các ga trung tâm nên tuyến tàu Tokkyuu đi xa hơn 3 loại tàu trên, 10-20km mới dừng một lần.

Tàu siêu tốc Shinkansen (tàu super express) là loại tàu chạy nhanh nhất tại Nhật với tốc độ lên đến 300km/giờ. Tàu Shinkansen có 2 loại:

- Tàu Kodama: dừng tại các ga chính

- Tàu Hikari: chỉ dừng tại các thành phố lớn

Vậy nên, nếu bạn có nhu cầu đi các tuyến ngắn và nhanh thì chọn tàu siêu tốc Kodama, còn đi các chặng dài thì chọn tàu siêu tốc Hikari.

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về giá vé tàu điện ở Nhật vì đây là phương tiện công cộng nên chi phí vừa túi tiền, riêng giá vé tàu siêu tốc Nhật Bản Shinkansen là mắc nhất, không thua kém gì so với vé máy bay.

THAM KHẢO : Hướng dẫn cách tra tàu điện ở Nhật Bản

Văn hóa đi tàu điện tại Nhật

Tàu điện là phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống của người Nhật, vậy nên không có gì là lạ khi người dân xứ sở mặt trời mọc có hẳn một bộ quy tắc về cách ứng xử trên tàu điện mà bất kỳ ai cũng nằm lòng. Hãy cùng tìm hiểu những quy tắc cần biết khi đi tàu điện tại Nhật sau bạn nhé!

Luôn giữ yên lặng trên tàu

Có thể bạn sẽ thấy ngạc nhiên và lạ lẫm khi bước lên một chuyến tàu điện tại Nhật với rất nhiều hành khách nhưng lại không hề có một tiếng ồn. Người Nhật rất tôn trọng không gian riêng của người khác nên việc giữ yên lặng trên tàu điện là phép lịch sự cần thực hiện.

Bạn hiếm khi nghe thấy tiếng chuông điện thoại trên tàu vì hầu hết mọi người tắt chuông hoặc thậm chí tắt nguồn điện thoại khi lên tàu điện. "Xin lỗi, tôi không thể nói chuyện, tôi đang trên tàu điện" là câu trả lời điện thoại thể hiện cách hành xử văn minh trên tàu điện. Ngoài ra, người Nhật thường sử dụng tin nhắn để giao tiếp thay vì gọi điện để tránh làm ồn người khác.

Luôn giữ trật tự khi lên tàu

Mặc dù mật độ tại các ga tàu điện tại Nhật luôn dày đặc nhưng gần như không có cảnh hỗn loạn diễn ra. Hành khách tại ga luôn đứng chờ tàu sau vạch kẻ màu vàng, xếp thành hai hàng và chỉ lên tàu khi hành khách cuối cùng bước xuống.

Không có thói quen nhường ghế

Hành động này thể hiện sự tôn trọng người khác tại Nhật bởi vì họ không muốn làm phiền nhau và không muốn bị xem là vô dụng khi được nhường ghế. Vậy nên, bạn đừng quá ngạc nhiên khi nhường ghế cho một người già hoặc phụ nữ có thai và nhận sự từ chối sử dụng của họ nhé.

Tất nhiên, trên mỗi tàu đều có khu vực ghế ưu tiên (yusenseki) dành riêng cho người già, người tàn tật và phụ nữ mang thai.

Vì sao tàu điện là phương tiện công cộng thông dụng nhất tại Nhật?

Từ rất lâu rồi, tàu điện đã trở thành phương tiện di chuyển phổ biến và không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Nhật bản. Người Nhật thích đi tàu điện vì tiết kiệm, an toàn, đúng giờ và lại còn rất thân thiện với môi trường trong khi sỡ hữu một chiếc xe ô tô lại phải đối mặt với nhiều chi phí khá “chát” khác như tiền xăng, tiền đậu xe, tiền dịch vụ môi trường và dịch vụ cao tốc. Cùng xem qua chi tiết hơn về những lý do vì sao tàu điện tại Nhật lại phổ biến đến vậy nhé!

Luôn đúng giờ

Tàu điện tại Nhật nổi tiếng luôn đúng giờ khiến cả thế giới khâm phục, theo thống kế hàng năm tàu điện chỉ trễ khoảng 7 giây vậy nên đây là phương tiện công cộng được người dùng hài lòng nhất khi sử dụng. Tàu điện chỉ trễ khi có thiên tai hoặc các vụ tai nạn liên quan đến tự tử.

Ngoài ra, tốc độ tàu điện Nhật Bản rất nhanh nên bạn hoàn toàn có thể đảm bảo thời gian di chuyển khi dùng phương tiện này kể cả khi đang có việc gấp.

Luôn hiện đại và thuận tiện

Bằng nền công nghệ điện tử hiện đại bậc nhất thế giới, Nhật Bản xây dựng hệ thống tàu điện tinh gọn hoàn hảo với mật độ dày đặc. Hệ thống tàu điện tại Tokyo phục vụ trung bình lên đến 8 triệu hành khách mỗi ngày.

Trên tàu điện luôn có máy lạnh vào mùa hè và máy sưởi vào mùa đông. Bạn cũng có thể tìm thấy máy bán nước tự động, quầy hàng lưu niệm tự phục vụ, máy bán vé tự động luôn có mặt tại bất kỳ nhà ga nào với màn hình đầy đủ thông tin cần thiết.

Để mua vé từ máy bán vé tự động, bạn chỉ cần đút tiền vào máy rồi lấy vé và nhận tiền thừa ngay lập tức. Trong trường hợp bạn mua nhầm vé, bạn chỉ cần gặp nhân viên nhà ga thì sẽ được hoàn lại tiền.

Luôn sạch sẽ

Mặc dù bạn hiếm khi thấy thùng rác tại nơi công cộng ở Nhật Bản nhưng sân ga và trên tàu điện luôn sạch sẽ bởi vì nhân viên vệ sinh lau dọn thường xuyên và mỗi cá nhân người Nhật đều có ý thức cao trong việc này.

Luôn an toàn

Tại sân ga, các vạch kẻ lưu ý về khoảng cách an toàn khi chờ tàu rất rõ ràng. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn không hề thấy khoảng hở giữa đường ray và sân ga nên cửa tàu khi mở giáp liền với sàn. Do đó, bạn hoàn toàn yên tâm vì không bước hụt chân khi lên tàu kể cả khi chen lấn. Cửa tàu điện cũng được đóng mở theo nhịp để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, Nhật cũng bố trí những khu vực dành riêng cho phụ nữ trên tàu để giúp nữ giới di chuyển an toàn hơn khi sử dụng phương tiện công cộng, tránh các hành vi sàm sỡ trên toa tàu đông người.

Nếu bạn ngất xỉu hoặc có vấn đề về sức khỏe, nhân viên tại ga sẽ hỗ trợ bạn ngay lập tức bằng cách gọi xe cấp cứu hoặc dìu bạn đến khu vực nằm nghỉ cho đến khi bạn khỏe lại.

Luôn phục vụ tốt người tàn tật

Người tàn tật có thể nhận hỗ trợ lên xuống tàu nếu thông báo với nhân viên phục vụ tàu tên ga đến và số toa tàu. Khi đó, nhân viên của nhà ga sẽ đến tận nơi đón và mang theo miếng lót khe tàu để thuận tiện cho xe lăn di chuyển.

Những điều thú vị về tàu điện ở Nhật ít người biết

Nghề “đẩy khách”

Mỗi chuyến tàu của Nhật đều rất đông khách và lượng khách trở nên đông không tưởng nổi vào những giờ cao điểm. Để tránh tình trạng cửa tàu điện không đóng được dẫn đến chậm trễ giờ xuất phát cũng như giúp nhiều khách không lỡ chuyến tàu, nghề đẩy khách ra đời tại Nhật với tên gọi là oshiya.

Các nhân viên oshiya đep găng tay trắng và có nhiệm vụ “nhét” các hành khách lên tàu sao cho vừa khít để tàu xuất phát đúng giờ.

Người Nhật sử dụng thời gian trên tàu để… ngủ

Người Nhật nổi tiếng lấy công việc làm mục tiêu sống nên tình trạng làm việc quá sức là điều hết sức bình thường tại đất nước này. Do đó, ngủ gục là hình ảnh thường thấy trên bất kỳ chuyến tàu nào tại Nhật.

Người Nhật tuy không thích việc bạn ngủ quên và gục đầu vào vai họ nhưng cũng sẽ không phiền về điều này và thông cảm với sự mệt mỏi của bạn.

Người Nhật có siêu năng lực “tỉnh dậy đúng lúc”

Như đã nói, người Nhật thường ngủ gục trên tàu điện và đột nhiên thức giấc và xuống đúng ga khi tàu dừng. Họ đã làm điều đó như thế nào?

Thực tế là người Nhật cũng như chúng ta thôi, khi ngủ bất chợt thì làm sao có thể điều chỉnh được thời gian thức giấc. Tuy nhiên, các tàu điện tại Nhật đều chạy theo lịch trình hết sức nghiêm ngặt và cực kỳ đúng giờ nên họ chỉ cần đặt báo thức trên điện thoại theo giờ trên lịch trình, đổ chuông vào tai nghe để thức giấc đúng lúc và xuống tàu mà thôi.

Thẻ “bằng chứng tàu trễ giờ”

Tàu điện tại Nhật siêu đúng giờ, vậy nên việc tàu đến trễ rất hiếm khi xảy ra trừ những trường hợp thiên tai hay có tai nạn xảy ra (hầu hết là các vụ tự tử). Nếu bạn phải đợi tàu quá 5 phút thì có thể yêu cầu nhân viên ga tàu phát thẻ “bằng chứng tàu trễ giờ” để không gặp rắc rối tại nơi làm việc.

Như vậy, Tokyo Đây Rồi đã giúp bạn tổng hợp những thông tin chung cần biết về tàu điện tại Nhật Bản. Dù bạn đến Nhật đi du lịch thời gian ngắn hay có kế hoạch học tập, làm việc và sinh sống tại đây trong thời gian dài thì những thông tin này cũng đều vô cùng hữu ích cho bạn, đừng quên lưu lại nhé!

XEM THÊM : Top 5 app tra tàu điện ở Nhật Bản


Nếu có bất kỳ câu hỏi nào xin hãy để lại bình luận phía dưới hoặc cùng thảo luận trên diễn đàn tokyodayroi.com với bọn mình và mọi người nhé.

Chúc các bạn thành công !


DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !



Ý KIẾN CỦA BẠN