Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc cụ thể và yếu tố cần có của một Brse hiện nay

danh-sach-top-5-sim-gia-re-o-nhat-ban
Ky-su-cau-noi-BrSE-la-gi-Cong-viec-cu-the-va-yeu-to-can-co-cua-mot-Brse-hien-nay
Kỹ sư cầu nối

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc cụ thể và yếu tố cần có của một Brse hiện nay

thong-bao-tokyodayroi Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì?

BrSE là viết tắt của Bridge System Engineer cụm từ để mô tả vị trí của một kỹ sư IT, làm công việc kết nối giữa khách hàng (customer) và đội phát triển (offshore) trong những công ty chuyên cung cấp dịch vụ outsourcing.

Đảm bảo cho 2 bên hiểu nhau trong quá trình phát triển dự án, giúp dự án được bàn giao cho khách hàng đúng hạn và chất lượng. Có thể nói kỹ sư cầu nối là nhân tố quan trọng cho thành công của dự án.

Trong tiếng Nhật kỹ sư cầu nối là ブリッジエンジニア

Tóm lại: Kỹ sư cầu nối là kỹ sư làm CẦU để NỐI khách hàng và đội kỹ thuật bên team offshore bên nhà. Làm đủ các thứ việc từ phân tích các yêu cầu từ phía khách hàng (Business Analyst), viết tài liệu thiết kế, trả lời Q&A, code luôn khi cần thiết,... Và đôi khi kiêm luôn làm PM quản lý tiến độ dự án, đảm bảo dự án đạt tiến độ và yêu cầu của khách hàng.  

Đôi khi Brse còn có thể tham gia luôn vào công đoạn deploy lên môi trường honban (offical) bên phía khách hàng. Tuy nhiên không phải lúc nào Brse cũng làm hết tất cả các việc trên đâu. Tùy thuộc vào từng dự án mà công việc Brse cần tham gia sẽ khác nhau.

Trách nhiệm của một kỹ sư cầu nối (Brse)

vai-tro-cua-brse

- Hiểu rõ yêu cầu của khách hàng và truyền đạt đúng lại cho team offshore hiểu.

- Trả lời các câu hỏi của team offshore cũng như của khách hàng liên quan đến dự án.

- Luôn báo cáo tiến độ dự án cũng như các vấn đề phát sinh của dự án một cách nhanh nhất để có thể xử lý kịp thời.

- Đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ của dự án với khách hàng.

- Chủ động trong công việc.

Một số yếu tố cần có đối với một BrSE

Để trở thành một kỹ sư cầu nối bạn cần có một số yếu tố quan trọng như dưới đây:

– Có được kiến thức về chuyên ngành công nghệ thông tin.

– Tiếng Nhật giao tiếp tốt  được với khách hàng từ N2 trở lên. Có thể đọc tài liệu tiếng Nhật và nghe hiểu yêu cầu khách hàng.

– Có khả năng truyền đạt tốt để có thể giải thích yêu cầu của khách hàng cho bên team Offshore dễ hiểu nhất.

– Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tôn trọng tinh thần làm việc nhóm.

– Kỹ năng giao tiếp tốt và chủ động trong công việc.

– Có kinh nghiệm làm việc ở công ty Nhật, cũng như yêu thích văn hóa và con người nơi đây sẽ là lợi thế lớn cho bạn.

Brse hầu hết xuất thân từ SE đi lên là nhiều. Mà mấy ông coder IQ thì nhiều mà EQ thì ít nên kỹ thuật nắm vững mà giao tiếp có phần yếu thế. Chính vì thế để trở thành một Brse giỏi thì ngoài chuyên môn giỏi ra thì cần rèn luyện khả năng giao tiếp nữa.

Những công việc cụ thể của BrSE

cong-viec-hang-ngay-cua-mot-brse

❖ Giai đoạn đầu dự án:

- Tìm hiểu hệ thống và nghiệp vụ liên quan đến yêu cầu của dự án.

- Làm rõ yêu cầu mà khách hàng cần team offshore phát triển cho dự án.

- Đề xuất các ý tưởng và phương án giải quyết. cho vấn đề của dự án.

- Viết tài liệu thiết kế như 要件定義書 ( Định nghĩa yêu cầu), 外部設計書(Basic design),...Tùy theo dự án có thể phải viết hoặc chỉ cần hiểu tài liệu mà khách hàng đã làm.

- Lập kế hoạch và est thời gian cũng như nhân lực cần thiết để phát triển.

❖ Giai đoạn phát triển dự án:

- Truyền đạt lại yêu cầu và tài liệu thiết kế của dự án cho team offshore.

- Trả lời Q&A liên quan đến nghiệp vụ và kỹ thuật của dự án.

- Theo dõi và báo cáo tiến độ dự án cho khách hàng định kỳ.

- Cùng join vào team phát triển để cùng code nếu cần.

- Test tiếp nhận và kiểm tra lại chất lượng sản phẩm trước khi release cho khách hàng.

❖ Giai đoạn kết thúc dự án:

- Release sản phẩm đã hoàn thiện cho khách hàng.

- Có thể tham gia vào giai đoạn deploy nếu khách hàng yêu cầu.

- Nếu khách hàng phát hiện ra bug thì sẽ đối ứng các bug này cho khách hàng.

- Tổng kết lại và hoàn tất dự án.

Một số câu hỏi liên quan đến nghề kỹ sư cầu nối:

cau-hoi-lien-quan-den-nghe-brse

1. Lương của kỹ sư cầu nối có cao không ?

Hiện tại như mình được biết thì lương của Brse cũng khá cao thường nếu có kinh nghiệm khoảng 2-3 năm thì có thể có được mức thu nhập từ 500 - 600 man/năm. So với mặt bằng chung các ngành mà người Việt mình đang làm ở Nhật thì Brse nói riêng và ngành IT nói chúng là cao hơn các ngành khác. Cơ hội việc làm cũng nhiều nên không lo không có đất dụng võ.

2. Không biết code có thể làm Brse được hay không ?

Không biết code vẫn có thể làm được brse, tuy nhiên mình nghĩ sẽ có phần cực hơn người biết code. Công việc cần có tư duy lập trình để có thể hiểu các vấn đề mà khách hàng nói dưới góc độ là developer. Mình có biết và được làm việc với anh chưa từng làm lập trình nhưng vẫn làm brse pro như thường.

Ở một góc độ khác người biết code nhưng tiếng không tốt có làm được Brse hay không ? Câu trả lời vẫn là có thể nhưng sẽ cực hơn người tiếng Nhật tốt mà ít biết về code. Bạn giỏi kỹ thuật nhưng khách nói gì cũng không hiểu thì sao mà làm ta.

Chính vì thế Brse là người cần kết hợp đủ 2 yếu tố Tiếng và Kỹ thuật. Nếu thiếu 1 trong 2 thì chắc vẫn làm được nhưng hơi mệt đó nha. Trong quá trình làm cái gì yếu thì khắc phục dần dần, quan trọng là bạn có quyết tâm để khắc phục các yếu điểm đó hay không thôi.

3. Công việc hàng ngày của một kỹ sư cầu nối là gì ?

Khó mà nêu rõ được công việc cụ thể hàng ngày của 1 brse, tùy từng thời điểm của dự án mà công việc có thể khác nhau. Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

THAM KHẢO: Công việc của một kỹ sư cầu nối trong từng giai đoạn của dự án

4. Con gái có làm kỹ sư cầu nối được hay không ?

Tất nhiên là có thể, không có quy định gì về giới tính cả. Thậm chí nữ giới làm Brse có khi tốt hơn là nam ấy chứ, trao đổi với các anh dev lại được các anh ấy nghe lời hơn cũng nên :D

5. Làm Brse có phải OT nhiều không ?

Cái này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ khó của dự án, trình độ của đội dev cũng như bản thân và thời điểm của dự án. Nhưng với kinh nghiệm thực tiễn của bản thân thì mình cũng không phải OT nhiều.

Trên đây là một số hiểu biết của mình về nghề kỹ sư cầu nối (Brse) mà mình đang làm hiện nay. Hy vọng sẽ phần nào giúp các bạn hiểu hơn về nghề, đặc biệt các bạn đang có ý định theo nghề này nắm được và trang bị cho mình đầy đủ các yếu tố cần thiết.

Bài viết khó tránh khỏi thiếu xót nên rất mong mọi người đóng góp ý kiến bằng cách bình luận phía dưới để mọi người cùng theo dõi nha.

THAM KHẢO: Quy trình phát triển phầm mềm ở Nhật Bản


Nếu có bất kỳ câu hỏi nào xin hãy để lại bình luận phía dưới hoặc cùng thảo luận trên diễn đàn tokyodayroi.com với bọn mình và mọi người nhé.

Chúc các bạn thành công !


DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !



Ý KIẾN CỦA BẠN