❖ Trong giáo tiếp, để diễn tả khoảng cách của ta với vật được nhắc tới, ta có 3 mẫu ngữ pháp, từ vựng cơ bản sau:
これ : Cái này ( Vật gần cả người nói lẫn người nghe )
それ : Cái đó ( Vật xa người nói nhưng gần người nghe )
あれ : Cái kia ( Vật ở xa cả người nói lẫn người nghe )
どれ : Cái nào ( Dùng để hỏi )
Mở rộng
❖ Chỉ người, đồ vật, thời gian, sự vật sự việc
この + danh từ A : Cái A này. Vd: この手紙 ( てがみ ) ( bức thư này )
その + danh từ A : Cái A đó. Vd: その時間 ( じかん ) ( giờ đó )
あの + danh từ A : Cái A kia. Vd: あのひと ( người kia )
どの + danh từ A : Cái A nào. Vd: どの手( て ) ( tay nào )
❖ Chỉ nơi chốn:
ここ/こちら : Chỗ này, đây.
Ví dụ : ここは学校 ( がっこう ) です。( Đây là trường học )
そこ/そちら : Chỗ đó, đằng đó.
Ví dụ : そこは病院 ( びょういん ) ですか。( Đó có phải bệnh viện không )
あそこ/あちら : Chỗ kia, đằng ấy.
Ví dụ : あそこは遠い ( とおい ) です。( Đằng kia xa thật )
どこ/どちら : Đâu, chỗ nào.
Ví dụ : ここはどこですか。Đây là đâu vậy?
例文:
1. あの人 ( ひと ) は何 ( なん ) さいですか.
↠ Người kia bao nhiêu tuổi vậy?
2. どれを選びますか ( えらびますか ).
↠ Chọn cái nào thế?
3. ここは暑い ( あつい ) ですね.
↠ Chỗ này nóng nhỉ
4. そちらのほうがすずしい.
↠ Đằng kia thì mát hơn
5. このペンはたかいですよ.
↠ Cái bút này đắt lắm đó
Phía trên là những cách nói chuẩn chỉ về mặt ngữ pháp. Thực tế ngoài đời còn rất nhiều biến thể, cách nói nhanh mà người Nhật dùng trong giao tiếp nhiều hơn.
Ví dụ : こちら sẽ thành こっち
Tương tự vậy với những từ, ngữ pháp giao tiếp khác. Vậy nên ngoài học trong sách vở ra. Chúng ta nên luyện nghe và nói song hành cùng với đọc sách.
Chúc các bạn may mắn