Hướng dẫn cách trị bệnh dị ứng phấn hoa ở Nhật

danh-sach-top-5-sim-gia-re-o-nhat-ban
Huong-dan-cach-tri-benh-di-ung-phan-hoa-o-Nhat
Sức khỏe

Hướng dẫn cách trị bệnh dị ứng phấn hoa ở Nhật

thong-bao-tokyodayroi Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Một trong những điều mà bất kỳ ai cũng quan tâm khi sinh sống và làm việc tại Nhật chính là vấn đề về sức khỏe. Vậy nên, bạn không thể không tìm hiểu về bệnh dị ứng phấn hoa ở Nhật vì đây là căn bệnh nổi tiếng không chừa một ai tại đất nước này. Tuy bệnh dị ứng phấn hoa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt cũng như năng suất làm việc của bạn, với phương châm “có sức khỏe là có tất cả”, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh dị ứng phấn hoa để nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn tại đất nước mặt trời mọc.

Nguyên nhân gây bệnh dị ứng phấn hoa ở Nhật

Thủ phạm chính gây nên căn bệnh phiền toái này là bụi phấn của cây Sugi, hay còn được biết đến dưới tên cây tuyết tùng, cây bách hay cây liễu sam. Không may, đây là loài cây thụ phấn nhờ gió nên cứ mỗi độ xuân về khoảng tháng 3 và tháng 4, khi hoa Sugi nở rộ thì cũng là lúc bụi phấn theo gió mang đau khổ đến cho các “nạn nhân” đang mắc căn bệnh dị ứng phấn hoa này.

Phấn hoa là những cái hạt rất nhỏ mà mắt thường có khi không nhìn thấy được. Chính vì kích thước nhỏ này nên phấn hoa thỏa sức bay trong không khí và xâm nhập vào cơ thể bạn, nhất là khi bạn sống tại những vùng trồng nhiều cây như Tokyo hay các vùng lân cận.

Thực tế, thời gian đầu khi mới sang Nhật thì bạn may mắn chưa bị mắc bệnh này nếu không có bất kỳ tiền sử bệnh nào liên quan đến dị ứng phấn hoa. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sống tại Nhật, hệ miễn dịch của bạn với phấn hoa sẽ có xu hướng yếu đi đồng thời lượng phấn hoa cơ thể bạn tiếp xúc dần tăng lên theo thời gian. Điều này khiến bạn dù không dị ứng với phấn hoa trước đó vẫn trở nên mẫn cảm và mắc bệnh dị ứng phấn hoa như người dân nơi đây. Đây là cơ chế tự vệ tự nhiên của cơ thể và không may là cơ chế này kéo theo một loạt triệu chứng cực kỳ khó chịu.

Triệu chứng nhận biết bệnh dị ứng phấn hoa ở Nhật

Phấn hoa thường tiếp xúc trực tiếp với cơ thể bạn qua mắt, mũi và họng. Khi bạn mẫn cảm với phấn hoa, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể hệ histamin gây ra các triệu chứng khó chịu như sau:

- Mắt: ngứa mắt, chảy nước mắt, cảm giác rát ở võng mạc hoặc nặng hơn là mắt sưng lên và có thể dẫn đến sưng vùng mặt

- Mũi: sổ mũi, chảy nước mũi, tắt mũi, hắt hơi liên tục hoặc nặng hơn là chảy máu mũi

- Họng: ngứa họng, đau rát cổ họng

Các triệu chứng này xuất hiện nhiều lần trong ngày và thường bị nhầm lẫn với triệu chứng bệnh cảm thông thường. Các triệu chứng dị ứng phấn hoa ở Nhật có xu hướng giảm và dịu đi vào buổi tối, khi trời mưa hoặc khi bạn ở trong nhà đóng kín cửa.

Cách phòng ngừa dị ứng phấn hoa ở Nhật

Nhìn chung bệnh dị ứng phấn hoa không nguy hiểm nhưng rất dai dẳng và khiến bạn khó chịu suốt mùa xuân tại Nhật. Nếu không nhanh chóng chữa khỏi, bệnh này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn, khiến cho người bạn lúc nào cũng mệt mỏi không thể làm tốt việc gì.

Ngoài ra, phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn hãy tham khảo các cách sau đây để phòng tránh căn bệnh dị ứng phấn hoa này nhé:

- Đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài để tránh phấn hoa và bụi bẩn, đặc biệt vào mùa xuân

- Đeo mắt kính và mặt quần áo kín khi ra đường vào mùa phấn hoa

- Thay quần áo và rũ phấn hoa khi vừa từ bên ngoài về

- Luôn vệ sinh tay sạch sẽ, súc miệng đều đặn

- Hạn chế mở cửa vào tháng 3 và 4 nếu sống tại vùng nhiều cây hoa

- Uống thuốc phòng bệnh trước khi đến mùa phấn hoa. Hãy đến phòng khám tai mũi họng vào khoảng cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 để nhận thuốc này từ bác sỹ.

Phòng bệnh dị ứng phấn hoa ở Nhật sớm và đúng cách không chỉ giúp bạn có một cuộc sống tuyệt vời mà còn tiết kiệm chi phí thuốc thang. Hẳn không ai muốn lâm vào cảnh nhiều man tiền ra đi mà bệnh tật vẫn không rời phải không nào.

Hiện chưa có thuốc trị dị ứng phấn hoa ở Nhật một cách triệt để, vậy nên nếu bạn đang có kế hoạch sang Nhật sống lâu dài hoặc đã sang Nhật thời gian ngắn và may mắn chưa dính bệnh thì đừng chủ quan với căn bệnh tưởng không mệt mà mệt không tưởng này nhé.


Nếu có bất kỳ câu hỏi nào xin hãy để lại bình luận phía dưới hoặc cùng thảo luận trên diễn đàn tokyodayroi.com với bọn mình và mọi người nhé.

Chúc các bạn thành công !


DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !



Ý KIẾN CỦA BẠN