Bệnh cúm Influenza là gì ? Những điều cần biết khi mắc bệnh cúm influenza ở Nhật Bản

danh-sach-top-5-sim-gia-re-o-nhat-ban
Benh-cum-Influenza-la-gi-Nhung-dieu-can-biet-khi-mac-benh-cum-influenza-o-Nhat-Ban
Sức khỏe

Bệnh cúm Influenza là gì ? Những điều cần biết khi mắc bệnh cúm influenza ở Nhật Bản

thong-bao-tokyodayroi Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Thời điểm mùa đông từ tháng 12 đến tháng 3 ở Nhật, khi thời tiết lạnh nhất cũng là lúc dịch cúm Influenza ( インフルエンザ ) bùng phát mạnh nhất. Tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng tốc độ lây lan nhanh chóng và kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bị bệnh cũng như những người xung quanh.

Bệnh cúm Influenza là gì ?

Influenza インフルエンザ ( bệnh cúm ) là một bệnh lây nhiễm do virus cấp tính đường hô hấp gây ra. 

Bệnh cúm có thể nguy hiểm, nhất là với người lớn tuổi và trẻ em nhỏ. Với đa số người bệnh, bệnh cúm chỉ kéo dài vài ngàytuy nhiên cũng có phát triển thành viêm phổi hoặc những biến chứng khác phức tạp hơn. Mỗi năm, bệnh cúm influenza khiến hàng ngàn người phải nhập viện tại Nhật Bản.

Triệu chứng của bệnh cúm influenza

❖ Sốt trên 38 độ, đau đầu.

❖ Mắt nổi mạch máu.

❖ Đâu nhức cơ bắp và toàn thân, người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi không có sức lực.

❖ Sổ mũi, đau họng và ho.

bieu-hien-mac-benh-cum-ìnluenza

Cách phòng tránh mắc bệnh cúm 

❖ Ăn uống đủ dưỡng chất cũng như ngủ đủ giấc để cơ thể có một sức đề kháng tốt nhất.

Ở Nhật có các sản phẩm chức nâng DHC cung cấp các dưỡng chất và Vitamin cần thiết cho cơ thể hàng ngày rất tốt. bạn có thể tham khảo một số loại DHC của Nhật ở bài viết dưới đây.

THAM KHẢO : Top10 viên uống thực phẩm chức năng DHC của Nhật Bản

❖ Dùng khăn che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi.

❖ Thường xuyên xúc miệng và rửa tay bằng các chất rửa tay có tính sát khuẩn hàng ngày.

❖ Tránh tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh cúm.

❖ Nên đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng, tàu xe để tránh bị lây bệnh từ người khác

❖ Tiêm phòng bệnh cúm định kỳ ở Nhật.

Nếu bạn chưa biết cách tiêm phòng cúm ở Nhật như thế nào thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.

THAM KHẢO : Hướng dẫn tiêm phòng cúm (Influenza) ở Nhật

cach-phong-tranh-bi-cum-influenza-o-nhat-ban

Làm gì khi bị mắc bệnh influenza ở Nhật Bản

Nếu một ngày thức giấc mà bạn thấy cơ thể mệt mỏi rã rời cũng những biểu hiện của bệnh cúm influenza. Thì bạn hãy cân nhắc xin nghỉ đi làm hoặc đi học để đến bệnh viện gần nhà nhất để khám bệnh. Ở Nhật khi đi làm ở các công ty lớn mà họ nghe thấy bạn bị cúm influenza thì auto đồng ý cho bạn nghỉ luôn thậm chí cho bạn nghỉ đến khỏi hẳn.

Trước đây mình đã từng làm ở một công ty khách hàng, đã phải cho cả tầng nghỉ để khử trùng cúm vì có nhiều người bị cúm quá ( do người này bệnh rồi lây hết cho các người khác ). Tất nhiên thiệt hại là không hề nhỏ, chính vì thế những ai bị cúm sẽ bị cấp trên yêu cầu nghỉ và đi khám chữa để tránh lây lan cho người khác.

Khi mắc bệnh bạn đừng tiếc tiền đi viện mà ở nhà chữa nhé. Thực tế bảo hiểm sẽ chi trả cho bạn 70% tiềm phí rồi nên cũng chẳng tốt bao nhiêu đâu. Hơn thế nữa bác sĩ sẽ chuẩn đoán và đưa thuốc phù hợp nhất cho bạn nên bệnh sẽ nhanh khỏi hơn đó. 

Nếu bạn tiếc tiền mà chỉ ra hiệu thuốc mua một vài loại thuốc cảm thông thường thì có khi bệnh mãi chẳng thấy khỏi. Không đi làm lại được, không có lương tính ra lại còn thiệt hơn ấy chứ.

THAM KHẢO :  Một số loại thuốc chữa trị cảm cúm hiệu quả ở Nhật Bản

Một điểm chú ý nữa là khi bị cúm bạn nên ở nhà dưỡng sức cho khoẻ hẳn và hạn chế tiếp xúc với người khác để khỏi lây bệnh cho họ. 

Nếu bạn có ra ngoài thì cũng nên đeo khẩu trang vô. Chứ lên tàu mà bạn hắt xì 2 cái khi không đeo khẩu trang vào mùa cúm thì sẽ có rất nhiều ánh mặt nhìn bạn không được yêu lắm đâu.

Ở Nhật nếu bị cúm thì thực sự rất mệt mỏi, tủi thân khi bạn không có ai chăm sóc cho, muốn nghỉ mà chồ hoặc sếp không cho nghỉ. Mình đã từng bị vào hoàn cảnh đó rồi nên mình hiều.

Chính vì thế cách tốt nhất là phòng tránh bệnh cho thật tốt, giữ gìn sức khoẻ để không bị mắc bệnh nhé các bạn !


Nếu có bất kỳ câu hỏi nào xin hãy để lại bình luận phía dưới hoặc cùng thảo luận trên diễn đàn tokyodayroi.com với bọn mình và mọi người nhé.

Chúc các bạn thành công !


DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !



Ý KIẾN CỦA BẠN