Bí quyết thi năng lực tiếng Nhật N - kyu đối với môn đọc hiểu

avatar-Dương Thúy
Dương Thúy
Quản trị viên 2021-04-26 00:21:51
Bi-quyet-thi-nang-luc-tieng-Nhat-N--kyu-doi-voi-mon-doc-hieu
Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Đọc hiểu tiếng Nhật là môn được đánh giá là khoai khoắm nhất trong các kỹ năng của thi trình N - kyu. Vừa phải biết từ, vừa phải nhớ chữ Hán, vừa phải thuộc mẫu câu, vì nó không lồ lộ chữ không, chữ có như trong tiếng Việt, mà nhìn vào ko có dấu hiệu gì của phủ định nhưng vẫn mang nghĩa phủ định.

Chúng ta đều muốn tìm bí quyết để đọc nhanh và trả lời câu hỏi đúng. Nhưng theo mình bí quyết thì chỉ có 1 số tip nhỏ, áp dụng từ N5 đến N1. Còn đâu thì là mở rộng vốn từ, nhớ các dạng bài để áp dụng cách làm cho đúng.

1) Cấu trúc bài văn căn bản

Cấu trúc bài văn gồm quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp, nêu phản đề, phân tích nhân quả, so sánh, vấn đáp. Cái này thì văn tiếng Việt hay tiếng Nhật cũng như nhau. Tuỳ theo cách chia có thể sẽ có các loại cách gọi khác nữa.

❖ Quy nạp: quy về cuối: câu kết luận ở cuối

❖ Diễn dịch: câu chủ đề ở đầu rồi phân tích ra

❖ Tổng phân hợp: câu nhận định ở câu 1, phân tích rồi tổng hợp nâng cao.

❖ Nêu phản đề: nêu ra ý kiến số 1 rồi lập luận ý kiến trái chiều.

❖ Phân tích nhân quả: kết quả trước, nguyên nhân sau hoặc ngược lại

❖ So sánh: đưa ra hai đối tượng để bình luận, so sánh chỉ ra giống và khác rồi kết luận.

❖ Vấn đáp: đưa ra câu hỏi rồi trả lời.

Lưu ý cấu trúc của bài văn.

2) Các mẫu câu cần lưu ý:

❖ Các mẫu câu thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả:

〜んではないでしょうか・んじゃないだろうか・んではあるまいか・

まいか・...-> chẳng phải là ~ hay sao. không mang nghĩa phủ định.

❖ Các mẫu câu phản đề:

〜ですが、・でも・しかし・ところが・それはそうなんですが、 ...

-> sau các từ này thường là ý kiến của người viết

❖ Các từ cần chú ý:

だけ・全部・ずっと・いつも・絶対 ( những từ mang tính tuyệt đối) -> khi những từ này xuất hiện trong câu trả lời thì đa phần đó là câu trả lời sai.

Một số mẫu câu của bài đọc hiểu.

3) Đọc đáp án trước hay đọc bài trước?

❖ Dạng bài ngắn: số chữ trong bài và số chữ ở phần câu hỏi gần bằng nhau.ước. (ví dụ: bài này tác giả muốn nói điều gì nhất)

❖ Dạng bài ngắn: số chữ trong bài và số chữ ở phần câu hỏi gần bằng nhau. Đọc phần nào trước cũng được, nhưng vừa đọc vừa phải memo những từ quan trọng, memo bằng tiếng Việt càng tốt.

Dạng bài ngắn đòi hỏi đọc hiểu chính xác nội dung và ý đồ, nên dù thời gian ngắn nhưng cũng cần chú ý đến các từ khoá để hiểu nội dung.

❖ Dạng bài trung: vừa yêu cầu đọc hiểu đúng vừa yêu cầu đọc nhanh. Dạng bài này nên đọc câu hỏi và đọc qua các đáp án trước rồi mới đọc bài, có thể vừa đọc vừa dò các từ khoá liên quan trong bài.

❖ Dạng bài dài: yêu cầu khả năng đọc lướt lọc thông tin: Nên vừa đọc câu đáp án vừa đối chiếu sang các đoạn văn bên bài đọc để lấy thông tin luôn. Thường thì dạng này câu 1 hay hỏi cho đoạn 1, câu 2 hỏi đoạn 2, nên đọc câu hỏi nào thì đọc đoạn đó luôn cũng được.

Tùy theo dạng bài để xác định đọc đáp án hay đọc câu hỏi.

❖ Dạng bài đọc thông tin: Đọc câu hỏi trước, dịch các từ quan trọng trong câu hỏi rồi chỉ tìm các thông tin liên quan được hỏi. Không mất thời gian đọc kỹ cả bài.

Nhiều thứ thế này làm sao đủ thời gian nghĩ ra mà làm cơ chứ? -> thực ra cái gì cũng thế thôi, vừa đọc vừa để ý, dần nó thành kỹ năng, người ta gọi làm quen mắt, quen tay, không cần ý thức nữa cũng cảm nhận được -> người ta gọi là tu thành chính quả, hay gọi là đã đạt đến mức thượng thừa. 

(Nguồn: Học tiếng Nhật khó như leo núi)


0 comment
2,163 views
1

dang-ky-mot-so-loai-sim-gia-re-o-nhat-ban

DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !



Ý KIẾN CỦA BẠN


Bài viết ngẫu nhiên khác

Bài viết mới nhất


Bài viết xem nhiều


Thành viên tích cực

tags

おすすめ

Nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại đặt câu hỏi bạn nhé.