Cách viết văn bản tiếng Nhật - Logical Writing Skill

avatar-Dương Thúy
Dương Thúy
Quản trị viên 2021-02-20 00:11:36
Cach-viet-van-ban-tieng-Nhat--Logical-Writing-Skill
Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Logical Writing Skill nói nôm na là cách viết có hệ thống, mạch lạc, rõ ràng. Mình bắt đầu tập viết có logic từ hồi nhỏ vì mình học chuyên Văn (trong thế bắt buộc). Sau này, mình có học thêm 1 lớp critical thinking ở đại học. Phần này mình sẽ chia sẻ những bước suy nghĩ, thiết lập, sắp xếp ý tưởng trong một đoạn văn nhé!

Logical Writing Skill với 3 bước:

1. Chuẩn bị

2.Tìm kiếm ý tưởng

3.Sắp xếp ý tưởng

❖ Chuẩn bị

Trước khi suy nghĩ, thì các bạn cần thiết lập rõ về bản thân và các yếu tố môi trường liên quan.

Nói cách khác, bạn cần trả lời 3 câu hỏi sau:

- What (Cái gì) :  Chủ đề là gì? Câu hỏi là gì?

- Who (Ai):  Người viết là ai? người đọc là ai?

- With what aim? (Mục đích):  Bạn nói chủ đề này để làm gì? Nói để để người khác hiểu/cho bạn ý kiến hay làm gì đó cho bạn?

Những câu hỏi trên cần được xem xét và suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi chúng ta đi tìm một câu trả lời logic bởi đây chính là bước cực kỳ quan trọng để chúng ta không đi lạc đề.

Ngày xưa ai hay bị cô giáo văn phê lạc đề ạ ?

❖ Tìm kiếm ý tưởng

Từ bước chuẩn bị trên, chúng mình sẽ có được gọi là tiền đề của suy nghĩ, và điều bọn mình sẽ phải làm ở bước này là giải quyết câu hỏi theo chủ đề (what) từ ai đến ai (who) để đạt được mục đích (goal).

Mình giới thiệu 2 frameworks theo thứ tự mình hay sử dụng như bên dưới. Nhưng các bạn có thể tùy sắp đặt lại nha

1. Liệt kê và phân nhóm các ý tưởng theo MECE

Để chứng minh cho câu trả lời, các ý tưởng liên quan cần được liệt kê và lập nhóm.

MECE (Mutually Exclusive and Collectively Exhaustive) là một trong những công cụ rất hữu dụng và rất được nhiều công ty lớn (đặc biệt là công ty consulting) sử dụng. MECE giúp các bạn lọc và group các ý tưởng không bị trùng lặp, không bị thiếu

- Mutually Exclusive : các ý tưởng không trùng lặp nhau.

- Collectively Exhaustive : thu tập đầy đủ các ý tưởng.

Liệt kê và phân nhóm ý tưởng.

Có 3 kiểu suy luận theo MECE:

- Elements: Các yếu tố trong môi trường có tương tác bổ trợ cho nhau vd như 3C (Customers, Competitors, Company) hay là 4P của marketing (Products, Price, Promotion, Places)

- Both sides: Hai mặt của vấn đề hay còn gọi là các yếu tố xung đột vd như IQ-EQ, Skill-Will (kỹ năng - động lực)

- Steps: Các bước trong 1 quy trình vd như PDCA (Plan=>Do=>Check=>Act)

2. Chọn lọc ý tưởng theo 5W2H

Bước này vừa là là bước để các bạn kiểm tra tính đúng/ khả thi của từng ý tưởng, cũng như chọn lọc ra được các ý tưởng cần được đưa vào bài viết.

Đồng thời, đây cũng có thể là cách giúp các bạn kiểm tra lại chủ đề (theme) đã chọn ở trên xem là có phải phù hợp nhất hay không.

Chọn lọc ý tưởng theo 5W2H

 5W2H - What, Why, Where, When, Who, How, How much?

Đây là một trong những framework mà mình hay sử dụng. Đơn giản, các bạn hãy lập tra 1 bảng ma trận mà:

- Bạn điền được hết vào các ô hay không?

- Các ý tưởng có liên kết gì với nhau?

Cũng nhờ 5W2H, mà chúng ta có thể khắc phục được 1 nhược điểm của MECE, giúp lọc lại được số lượng ý tưởng & mapping lại kết quả MECE với theme.

Mình hay chọn ra 3 ý tưởng chính có liên kết với nhau và cũng là 3 điều mà mình có thể tự tin để viết, sau đó lập ra kèm tầng thứ hai.

Đồng thời, trong lúc giao tiếp trực diện như phỏng vấn/ thuyết trình, mình giữ lại 2 ý tưởng dự phòng có giá trị bổ trợ hoặc phản bác nhẹ cho các ý tưởng chính      

❖ Sắp xếp ý tưởng

1. Sắp xếp ý tưởng theo So What?  Why So?

So What?  Why So? là một trong những trình tự mà xuất hiện nhiều nhất trong cách sách về Logical mà mình đọc bởi vì cách này rất đơn giản.

Bạn hãy sắp xếp các ý tưởng đã chọn lọc bẳng MECE và 5W2H theo thứ tự 1 câu chuyện được dẫn dắt mà:

- Sau khi nghe ý tưởng đầu tiên, người đọc sẽ hỏi câu hỏi so what? (rồi sao nữa)

- Diễn giải tiếp các ý tưởng ở giữa để bổ sung

- Mà câu hỏi why so? (vì sao lại như vậy) sẽ được diễn giải bằng ý tưởng cuối cùng

2. Chọn loại diễn đạt phù hợp

Để chọn được loại diễn đạt phù hợp, thì mình có 2 góc nhìn.

a. Cách nhìn diễn đạt tổng thể

Theo như từ nhỏ đến lớn mình học(chúng ta học) thì sẽ có diễn giải (đi từ riêng đến chung) hay là quy nạp (đi từ chung ra riêng).

Lựa chọn phương pháp diễn giải phù hợp

b. Sự kết nối của các ý tưởng

Tùy theo kết quả của MECE mà bạn sẽ nhận ra rằng giữa 2 ý tưởng với nhau sẽ là kết nối ngang hàng (di chuyển trước sau tùy thích) hoặc kết nối theo thứ tự (đã được quy định theo quy trình).

Khi chọn các ý tưởng có kết nối ngang hàng sẽ làm đơn giải hóa bức tranh tổng thể giúp người đọc dễ tiếp thu hơn và chứng minh bạn không bỏ sót yếu tố nào.

Còn đối với các ý tưởng có kết nối theo thứ tự sẽ giúp bạn chúng mình suy nghĩ của bản thân là đúng đắn và cũng dễ kết nối, có sự đồng cảm với người đọc.


0 comment
1,990 views
2

dang-ky-mot-so-loai-sim-gia-re-o-nhat-ban

DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !



Ý KIẾN CỦA BẠN


Bài viết ngẫu nhiên khác

Bài viết mới nhất


Bài viết xem nhiều


Thành viên tích cực

tags

おすすめ

Nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại đặt câu hỏi bạn nhé.