Hướng dẫn cách sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật trong môi trường công ty Nhật

avatar-Dương Thúy
Dương Thúy
Quản trị viên 2021-04-24 14:34:53
Huong-dan-cach-su-dung-kinh-ngu-trong-tieng-Nhat-trong-moi-truong-cong-ty-Nhat
Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Chắc hẳn với các bạn làm việc tại Nhật, ai cũng ít nhất một vài lần lúng túng không biết cách sử dụng kính ngữ như thế nào cho đúng? Kính ngữ là một phần khó đối với bất kỳ người học tiếng Nhật nào. Nếu bạn đang lăn tăn về các trường hợp sử dụng kính ngữ trong công việc, có thể tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Kính ngữ tiếng Nhật gồm những loại nào?

Kính ngữ trong tiếng Nhật là một trong những lễ nghi quan trọng sử dụng trong giao tiếp, thể hiện sự tôn kính với đối phương. Trong tiếng Nhật, có 3 loại kính ngữ chính thường được sử dụng: 

- Tôn kính ngữ (尊敬語): Thường được sử dụng để chỉ hành động, trạng thái đối với người trên mình, bày tỏ thái độ tôn kính với người trên mình.

- Khiêm nhường ngữ ((謙譲語): Sử dụng trong trường hợp nói về hành động, trạng thái của bản thân để thể hiện sự khiêm nhường, thái độ tôn trọng đối phương.

3 loại kính ngữ trong tiếng Nhật.

Ví dụ về một số trường hợp sử dụng tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ bạn có thể tham khảo:

+ Trường hợp bạn là ứng viên và đi phỏng vấn xin việc.

+ Các trường hợp giao tiếp giữa nhân viên và khách hàng, giữa giáo viên và học sinh, giữa các đối tác.

+ Trường hợp muốn bày tỏ sự tôn kính với bề trên, ví dụ với người già.

- Từ lịch sự (丁寧語): Nếu như tôn kính ngữ không thể dùng để nói về hành động, trạng thái của bản thân thì từ lịch sự có thể sử dụng cho mọi trường hợp.

2. Phân biệt tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ

Vai trò của kính ngữ là giữ cho người khác ở vị trí cao hơn, trang trong hơn mình. Có 2 cách để áp dụng: Một là sử dụng “tôn kính ngữ” để nâng cao người khác, hai là sử dụng “khiêm nhường ngữ” để “hạ thấp bản thân”.

Làm thế nào để nâng cao người khác, làm thế nào để hạ thấp mình? Bạn có thể thay đổi hành động của người khác hoặc chính mình. Vì vậy, cách đơn giản nhất khi sử dụng kính ngữ là “thay đổi động từ”.

Nguyên tắc chuyển đổi động từ như sau:

Hành động của người khác => Chuyển sang lời nói tôn trọng và hành động của chính mình => chuyển thành khiêm tốn.

Ví dụ, nếu bạn muốn hỏi: “Ông Tanaka có ở đó không?”.

Lúc này, bạn sẽ hỏi: Tanaka imasika.

3. Cách tạo kính ngữ

❖ Cách tạo tôn kính ngữ

Chuyển động từ sang thể bị động: Chỉ cần chia động từ sang dạng bị động là bạn đã có một dạng kính ngữ bày tỏ sự kính trọng.

Thêm お vào trước động từ thể  ます、sau đó bỏ ます và thêm になる(なります).

Lưu ý: Với những động từ thể ますmà chỉ có một âm tiết và những động từ nhóm 3 thì không được sử dụng mẫu này. Với những động từ nhóm 1, 2 mà thể có 2 âm tiết trở lên, nhưng có động từ đặc biệt tương ứng thì không sử dụng mẫu này.

Cách tạo kính ngữ.

❖ Cách tạo khiêm nhường ngữ

  • Động từ nhóm 1 và 2: お+V-ます(bỏ ます)+します/いたします
  • Động từ nhóm 3: ご+Danh động từ+します/いたします

Ví dụ:

  • 果物をお配りしております。

Kudamono wo o kubari shite orimasu

❖ Cách tạo từ lịch sự

Ngoài thể ます thường được sử dụng, bạn có thể sử dụng một số cụm từ thể lịch sự như:

- 貴社 kisha : [ Quý công ty]

- 弊社 heisha : [Công ty chúng tôi ]

- 貴社 kisha : [ Quý công ty]

Cách tạo từ lịch sự:
- Sau: 後で → 後ほど.

- Một chút: ちょっと → 少し.

- Không vấn đề gì: 大丈夫です → 問題はございません.

4. Tổng hợp một số kính ngữ thường được sử dụng 

Kính ngữ sử dụng trong xưng hô với cấp trên: Gọi với chức danh của cấp trên hoặc họ + chức danh. Ví dụ: Giám đốc của bạn tên là 川口玲音 thì bạn sẽ gọi sếp là : 社長(Giám đốc) hoặc 川口社長(Giám đốc Kawaguchi) nhé. Tuyệt đối không được gọi bằng tên hay nickname.

❖ Kính ngữ sử dụng khi giao tiếp với khách hàng hay đối tác: Cách xưng hô an toàn nhất là "お客さん" (Okyakusan), hoặc "お客様"(Oyakusama) có nghĩa là quý khách. Hoặc nếu bạn biết tên của khách hàng/đối tác thì có thể gọi giống như cách dùng kính ngữ với cấp trên.

Tổng hợp một số kính ngữ thường được sử dụng 

❖ Một số tôn kính ngữ hay sử dụng trong công việc:

-  社長がおっしゃった内容は分かりました。: Em đã hiểu rồi ạ!

- この計画については既にご存知かもしれませんが、再度相談させていただきます。: Về kế hoạch này có lẽ anh biết rồi nhưng em xin phép được trao đổi lại ạ!

- 社長、明日先方にお会いになる約束がありますでしょうか?Giám đốc ơi ngày mai anh có hẹn với khách hàng đúng không ạ?

- 社長はいつ会社にいらっしゃいましたか?Giám đốc đã tới công ty từ khi nào ạ?

- 本日、お越しくださって本当にありがとうございます。: Cảm ơn anh vì hôm nay anh đã tới.

- すみませんが、送った企画書をお読みになりましたか (読まれましたか)?Em xin lỗi nhưng anh đã đọc bản kế hoạch mà em đã gửi chưa ạ?

❖ Một số khiêm nhường ngữ thường được sử dụng trong công việc:

- 来週ごろお目にかかりたいと思うのですが、いつ頃ご都合がよろしいでしょうか: Em muốn gặp anh vào khoảng tuần sau ạ. Khi nào thì anh có thời gian ạ?

- もっと詳しく説明していただけばと存じます。: Nếu mà anh giải thích kỹ hơn thì tốt quá ạ.

- 失礼とは存じますが、明日休ませていただけませんか?: Em cũng biết là thất lễ nhưng anh có thể cho em nghỉ ngày mai được không?

- 5時に空港へ社長をお迎えに参ります。: 5h sẽ tới sân bay để đón giám đốc.

- 午前頂きました資料を拝読しました。: Em đã đọc tài liệu mà em đã nhận vào buổi sáng rồi.

Trên đây là một số cách sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật. Kính ngữ là một phần không thể thiếu trong văn hóa giao tiếp của người Nhật nên nếu bạn đang sinh sống, làm việc tại đây thì cần lưu ý sử dụng đúng cách nhé!



 


0 comment
4,472 views
2

dang-ky-mot-so-loai-sim-gia-re-o-nhat-ban

DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !



Ý KIẾN CỦA BẠN


Bài viết ngẫu nhiên khác

Bài viết mới nhất


Bài viết xem nhiều


Thành viên tích cực

tags

おすすめ

Nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại đặt câu hỏi bạn nhé.