Hướng dẫn tạo profile cá nhân và viết CV xin việc tại Nhật Bản

avatar-Dương Thúy
Dương Thúy
Quản trị viên 2021-04-03 19:06:05
Huong-dan-tao-profile-ca-nhan-va-viet-CV-xin-viec-tai-Nhat-Ban
Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Tạo profile và viết CV xin việc tại Nhật chắc chắn là điều “làm khó” rất nhiều bạn. Làm thế nào để hồ sơ của bạn nổi bật, có sự cạnh tranh cao hơn so với các ứng viên khác? Một bản profile và CV ấn tượng, chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tối đa khả năng trúng tuyển. Bạn có thể tham khảo một vài kinh nghiệm mình đúc kết được sau đây nhé!

1. Đăng ký và tạo profile trên Bizreach

Như mọi người biết rằng, Bizreach cũng giống 1 số trang khác, là nơi mà bạn có thể nhận được lời mời ứng tuyển trực tiếp từ các công ty, bên cạnh những lời mời từ Headhunter.

Bản thân mình thích làm việc trực tiếp với các công ty hơn là các headhunter. Vậy nên để nhận được lời mời ứng tuyển từ các công ty thì profile trên Bizreach được mình viết rất kĩ và chỉn chu. Đây là step quan trọng nhất trong công cuộc chuyển việc của mình.

Bizreach cũng giống 1 số trang khác, là nơi mà bạn có thể nhận được lời mời ứng tuyển trực tiếp từ các công ty.

①     Trong phần miêu tả kinh nghiệm làm việc, mình viết khá cụ thể và chăm chút như viết bản 職務履歴書. Họ cho mình tối đa 2000 chữ, và khuyến khích mình viết trên 600 chữ, nhưng bản tính dài dòng của bánh bèo, mình phải dùng đến 2000 chữ để viết hết những gì mình làm được, đặc biệt là không quên “khoe” thành quả bằng những con số rõ ràng, mặc dù tự ti vì nó như muối bỏ bể giữa các ứng cử viên khác.

Ví dụ thay vì chỉ viết phụ trách review ngân sách các công ty con nước ngoài thì mình viết mình phụ trách 7/30 công ty và pr trong đó có 1 công ty bán hàng và 1 công ty sản xuất lớn nhất nhì tập đoàn.

②      Mặc dù kể lể dài dòng tất tần tật những kinh nghiệm mình có, từ kinh nghiệm 6 năm đến kinh niệm 1 tháng, nhưng mình không viết theo timeline mà mình viết theo thứ tự những kinh nghiệm mà mình nghĩ nhà tuyển dụng cần đến.. Có kinh nghiệm mình viết kĩ nhưng có kinh nghiệm mình chỉ viết ngắn gọn thôi.

③      Trong phần skill, họ khuyến khích mình viết trên 10 kĩ năng, nhưng mà mình liệt kê phải gần 30 đó, vẫn tính dài dòng không đổi. Đặc biệt là mình không có sử dụng “đồ ăn sẵn” trong danh sách họ gợi í, mà mình tự dùng ngôn ngữ của mình, kèm số năm kinh nghiệm cho mỗi kỹ năng. Ví dụ như : kĩ  năng phân tích lợi nhuận, kĩ năng lập ngân  sách (6 năm)...nhưng nếu có 1 tháng thì mình không dại mà ghi đâu, mình sẽ bỏ qua phần thời gian kinh nghiệm và chỉ ghi mỗi kinh nghiệm thôi.

Tự dùng ngôn ngữ của mình, kèm số năm kinh nghiệm cho mỗi kỹ năng.

④      Ngoài ra còn chú ý nhiều điều khác như cách diễn giải, cách sắp xếp các ý sao cho không bị rối....

Kết quả là mình nhận được cũng kha khá lời entry offer từ các công ty và sau đó mình chỉ apply và đi phỏng vấn các công ty mình thích, bao gồm Accenture, bia Kirin, mì Nisshin, Metabo và 1,2 công ty nữa mình không nhớ.

2. Viết CV và sơ yếu lý lịch

Dân chuyển việc thì quan trọng nhất là bản miêu tả kinh nghiệm làm việc, nên mình nói về cái này thui nha. CV thì đơn giản rùi, cứ liệt kê thui à ^^

Sau khi tạo profile trên Bizreach thì mình đến bước chuẩn bị 職務履歴書. Mình có 2 bản.

① 1 bản gốc draft

Đây là bản mình liệt kê hết các kinh nghiệm của mình. Kinh nghiệm nhiều năm hay 6 năm mình cũng viết kĩ nội dung theo cấu trúc giống như ở ảnh dưới số 1, bao gồm đủ các nội dung: 業務タイトル、業務目的/概要、自分担当内容、成果/工夫したこと.

Có rất nhiều form cho các bạn chọn, vậy nên nhiều khi mình chọn sai dẫn đến nhà tuyển dụng không nắm được hết những gì mình có. Như bản thân mình, đầu tiên mình chọn Form như trong ảnh số 2 nè. Ngố tàu quá nên công ty đầu tiên mình định nộp để phỏng vấn cho có kinh nghiệm mà bị trượt từ vòng gửi xe luôn, mặc dù công ty bé và vị trí kế toán đó không quá khó theo như mình nghĩ. Hức hức.

Mình có xem qua form của 2,3 em gái thân quen đang chuyển việc cũng mắc lỗi giống mình ban đầu luôn ý cả nhà ạ...

Đó là khi viết về kinh nghiệm nhưng chỉ viết ở dạng kể lại tôi đã làm cái gì và đạt được gì. Theo mình, Phần quan trọng nhất đó là bạn phải miêu tả khái quát công việc trong nhóm bạn hoặc project bạn tham gia để họ hình dung nó Vip hay ngầu thế nào. Sau đó miêu tả phần bạn phụ trách, và bạn đã có những thành quả gì....

Ví dụ thay vì chỉ nói tôi tham gia test user cho dự án phát triển phần mềm kế toán toàn tập đoàn. Mình nói thêm rằng là dự án đó là dự án lớn áp dụng cho 30 công ty con trong tập đoàn, kéo dài 10 năm, công ty partner phụ trách là công ty Fujitsu, để Pr là mặc dù tôi chỉ là test user nhỏ nhoi như con voi nhưng mà dự án đó to lắm, tốn tiền nhiều lắm, mời hẳn Fujitsu chứ bộ.

2. Bản chính thức để nộp cho từng công việc

Sau khi được mời ứng tuyển, mình sẽ bắt tay vào viết bản chính thức để nộp cho từng công ty.

①  Phân tích JD

Trước khi viết bản này, mình cần phân tích JD để tìm hiểu nhà tuyển dụng cần gì cho vị trí này, để mình lèo lái điểm mạnh của mình cho phù hợp. Nói thẳng ra là chém gió cho nhà tuyển dụng chú ý đó à

Ai chuyển việc cũng biết rằng mình cần Pr điểm nhà tuyển dụng cần, chứ không pr cái mình có. Nhưng cái khó là, mình không biết được nhà tuyển dụng cần chính xác điều gì cho công việc đó, nên trước khi tìm điểm pr bản thân, mình nên phân tích JD đó trước.

Nếu chuyển cùng ngành thì dễ rồi vì ít ra mình hiểu được phần nào nội dung và yêu cầu liên quan. Ví dụ như mình, lúc mì Nisshin gửi job phụ trách tài chính cho 1 công ty con ở Nga, mình phân tích công việc nên có những kỹ năng tài chính kế toán cụ thể là gì, kinh nghiệm làm việc với người bản địa và với đất nước trái múi giờ thì làm sao đảm bảo deadline…

Phân tích JD để tìm hiểu nhà tuyển dụng cần gì cho vị trí công việc ứng tuyển,

Sau đó mình tìm ra điểm mạnh của mình là kinh nghiệm 6 năm làm với các công ty nước ngoài, nên mình tập trung pr nó và lèo lái cái kinh nghiệm quản lý ngân sách sẽ ứng dụng cho mảng tài chính ra sao.

Còn có 1,2 công ty offer vị trí IT consultant liên quan đến hệ thống kế toán, cái này mới khổ sở, vì chuyển trái ngành nên mình không có rõ công việc cụ thể lắm để PR, chỉ biết mấy cái chung chung cho Tư Vấn như suy nghĩ logic và chuyên môn...

Sau đó mình lên mạng tìm hiểu về công việc đó , để tự suy đoán những thứ họ tìm ngoài logic thinking, ví dụ như khả năng làm việc theo dự án, đảm bảo deadline ra sao, tuỳ thuộc vị trí trong dự án mà cần bao nhiêu kiến thức kế toán và bao nhiêu IT.

Vậy là trong trường hợp này, mình không thể Pr kinh nghiệm làm việc với nước ngoài và kinh nghiệm review budget như với Nissin được. Mà mình quyết định PR kinh nghiệm 2,3 tháng nhỏ nhoi được làm dự án phần mềm với Fujitsu để Pr có kinh nghiệm làm dự án.....

Phân tích JD để tìm điểm PR mà nhà tuyển dụng cần theo mình là bước quan trọng nhất trong chuyển việc. Nếu chuyển cùng ngành thì không sao, còn chuyển trái ngành thì mọi người nên lên mạng tìm hoặc hỏi các anh chị đang trong ngành cho lời khuyên nha, hoặc là trước khi Mendan với nhân sự thì mình dò hỏi họ nhé.

Các công ty sau khi nhắn tin cho mình trên Bizreach thường sẽ có 1 buổi Mendan với nhân sự. Đó không phải phỏng vấn mà ở đó họ sẽ giải thích kĩ nội dung công việc và những thắc mắc của mình, nếu sau buổi này, mình thích thì mình mới entry, còn không thì thôi.

Vậy nên ở buổi Mendan nhân sự này mình  luôn hỏi quan điểm của anh chị nhân sự đó về yêu cầu quan trọng nhất cho ứng viên là gì. Theo mình đừng nên chỉ dựa vào những điều mà JD viết, nó thông thường và không có điểm nhấn so với các ứng viên  khác.

Ví dụ như bia Kirin ghi JD là cần ứng viên boki 2 hoặc CPa , mà mình không có bằng cấp gì hết cả. Mình mới hỏi lúc Mendan là em không có bằng cấp gì hết mà vẫn offer em phỏng vấn, vậy anh chị cần gì nhất ở những ứng cử viên ạ. Họ có nói là mấy cái í học được , chớ họ cần người có soft skill hơn á, cụ thể là gì mình quên mất rồi. Tại đi công ty nào cũng hỏi nên quên mất.

②  Chỉnh sửa Sơ yếu lý lịch

Sau khi phân tích JD và quyết định  điểm mạnh mà mình nghĩ nên PR thì mình bắt tay chỉnh sửa sơ yếu lý lịch (職務履歴書) dựa trên bản draft nha.

Mình thì mỗi job mình làm 1 bản, mặc dù cùng chuyên ngành kế toán nhưng có công ty cần kinh nghiệm làm global nhưng có công ty lại cần kinh nghiệm phân tích... vậy nên mình làm mỗi job 1 bản để nhấn mạnh điểm họ cần, với những chú ý như sau:

-   Nội dung công việc vẫn viết theo timeline như bản draft, nhưng dựa vào điều mình muốn PR tuỳ theo job thì có lúc mình sắp xếp theo thời gian từ xa tới gần, có lúc lại từ gần tới xa.

-   Với những công việc mình muốn Pr thì mình giữ lại theo bản draft, còn những công việc mình cảm thấy không cần thì mình sửa lại ngắn gọn, để nhà tuyển dụng không bị hoa mắt chóng mặt mà có thể bụp luôn vào kinh nghiệm mình muốn Pr.

Chỉnh sửa sơ yếu lý lịch.

- Phần 得意分野 và 自己PR thì đương nhiên bạn cần phải sửa theo từng vị trí để chỉ viết những cái nhà tuyển dụng mình muốn. Cái này ai cũng biết rồi ha. Tuy nhiên không chỉ vậy, ngay phần đầu tiên giới thiệu sơ qua về kinh nghiệm bản thân, mọi người cũng nên sửa theo từng vị trí để khéo léo nhấn mạnh cái mình muốn Pr nha.

Trời ơi bệnh dài dòng không đỡ được nên mới đến khoản chuẩn bị hồ sơ mà dài quá. Mong cả nhà thông cảm vì lần đầu ngố tàu chuyển việc nên có nhiều điều bỡ ngỡ muốn tâm sự. Hy vọng cũng được nghe thêm chia sẻ của các bạn để nếu có chuyển việc lần tới, mình sẽ áp dụng, cảm ơn cả nhà trước nhé!

(Nguồn: Fb Sakura Xuka)


0 comment
2,161 views
2

dang-ky-mot-so-loai-sim-gia-re-o-nhat-ban

DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !



Ý KIẾN CỦA BẠN


Bài viết ngẫu nhiên khác

Bài viết mới nhất


Bài viết xem nhiều


Thành viên tích cực

tags

おすすめ

Nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại đặt câu hỏi bạn nhé.