Khám thai lần đầu ở Nhật: Những lưu ý quan trọng mà bạn nên biết

avatar-Dương Thúy
Dương Thúy
Quản trị viên 2021-01-27 22:42:48
Kham-thai-lan-dau-o-Nhat:-Nhung-luu-y-quan-trong-ma-ban-nen-biet
Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Khám thai lần đầu ở Nhật cần lưu ý những vấn đề gì? Mặc dù đã có nhiều thông tin hướng dẫn, nhưng nếu là lần đầu mang thai và tiếng Nhật chưa thực sự thành thạo, chắc hẳn sẽ có nhiều mẹ bỡ ngỡ, lo lắng. Với kinh nghiệm của bản thân mình, dưới đây mình sẽ chia sẻ một số thông tin về khám thai và mang thai lần đầu ở Nhật để các mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Khi nào nên đi khám thai lần đầu ở Nhật?

Đa số các mẹ, đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu đều cho rằng đi khám thai càng sớm càng tốt nếu có dấu hiệu mang thai, nhưng điều này không hoàn toàn đúng nhé! Nếu khám thai quá sớm, thai chưa vào tử cung thì sẽ khó có thể chẩn đoán về thai của bạn.

Thời điểm tốt nhất để bạn đi khám thai lần đầu là khi thai nhi được khoảng 7 tuần. Đây là thời điểm mà đa số thai đã làm tổ ổn định trong tử cung và bắt đầu có tim thai. Bởi nếu khám quá sớm, thông thường bác sĩ sẽ cho bạn về và hẹn quay lại để khám tim thai.

Bạn cũng cần lưu ý, số tuần tuổi của thai cũng là vấn đề khiến nhiều bạn mung lung. Tuổi thai được tính như thế nào? Nhiều bạn tính tuổi thai từ ngày quan hệ là không chính xác nhé! Các bác sĩ sẽ tính tuổi thai từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng gần nhất cho đến hiện tại.

2. Khám thai lần đầu ở đâu Nhật Bản?

Bạn có thể lựa chọn đi khám thai lần đầu ở phòng khám sản khoa tư nhân hoặc các bệnh viện lớn:

► Nếu khám ở phòng khám sản khoa tư nhân (Clinic)

Nếu khám ở các Clinic, bạn nên lựa chọn khám lần đầu và nhờ bác sĩ viết giấy giới thiệu để đến các bệnh viện lớn. Vì nếu không có giấy này, bạn sẽ mất thêm “phí giới thiệu” cho lần khám đầu tiên ở bệnh viện lớn.

► Nếu khám ở bệnh viện lớn

Nếu bạn có thể khám ở bệnh viện lớn, uy tín thì bạn có thể lựa chọn khám định kỳ, sinh con ở đây. Lần đầu khám bạn có thể sẽ phải chờ đợi hơi lâu nhưng từ lần sau có lịch hẹn của bác sĩ thì sẽ tiết kiệm thời gian hơn.

Nếu bạn có thể khám ở bệnh viện lớn, uy tín thì bạn có thể lựa chọn khám định kỳ, sinh con ở đây.

► Nếu bạn không biết nên khám ở đâu thì có thể tìm nơi khám bằng cách tra trên Google: 

- Sử dụng từ khóa 産婦人科 để tra cứu những bệnh viện gần khu vực bạn ở.

- Khoa sản trong tiếng Nhật là: 産婦人科 (sanfujinka).

- Những bệnh viện lớn và uy tín sẽ có số đánh giá (số sao) cao hơn.

- Hoặc bạn có thể vào trang http://women.benesse.ne.jp/ để tìm phòng khám, bệnh viện để khám thai.

3. Quy trình khám thai lần đầu tại Nhật

Sau khi đã lựa chọn được bệnh viện, phòng khám, việc tiếp theo là bạn cần đặt lịch hẹn và khám thai:

► Đặt lịch hẹn khám thai

Bạn nên hẹn lịch khám vào buổi sáng để có nhiều thời gian. Đồng thời nếu sau đó bệnh viện bảo đi lấy sổ mẹ và bé thì bạn có thể tranh thủ buổi chiều lên shiyakusho lấy luôn trong ngày.

Tranh thủ lấy sổ mẹ và bé.

► Chuẩn bị giấy tờ để khám thai

Lần đầu tiên khám thai tại Nhật, bạn sẽ buộc phải mang theo thẻ bảo hiểm. Những lần khám tiếp theo, bạn sẽ được cung cấp thẻ khám bệnh của bệnh viện.

Còn từ những lần khám thứ hai, bạn cần mang theo:

- Thẻ bảo hiểm y tế.

- Thẻ khám bệnh.

- Sổ mẹ và bé.

- Phiếu trợ cấp khám thai sau khi được cấp sổ mẹ và bé.

► Điền vào bảng câu hỏi (問診票)

Khi đến khám, bạn sẽ được phát phiếu hỏi (問診票) để điền các thông tin cần thiết như: Sinh con lần thứ mấy, chu kỳ kinh nguyệt, có đang bị bệnh gì không?...

Điền các thông tin vào bảng câu hỏi (問診票).

► Lấy nước tiểu, đo huyết áp và cân nặng

Sau khi điền bảng câu hỏi, bạn sẽ được hướng dẫn để kiểm tra nước tiểu (尿検査). Còn đo huyết áp và cân nặng thì thường ở Nhật có máy tự động, bạn chỉ cần ngồi vào là có kết quả tự động.

► Siêu âm nội

Tại Nhật Bản, nếu thai dưới 16 tuần tuổi thì sẽ cần siêu âm đầu dò. Trong đó, bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm đầu dò đưa vào tử cung để siêu âm. Các thao tác khá nhanh và nhẹ nhàng, chỉ mất khoảng 1 phút nên bạn cũng không cần lo lắng về vấn đề có gây đau đớn không.

► Đọc kết quả

Sau khi khám xong, bạn sẽ ra ngoài chờ kết quả. Bác sĩ sẽ gọi bạn vào để tự vấn kết quả, sức khỏe của thai xem có bất thường gì không và được dặn dò giữ gìn sức khỏe như thế nào. Đồng thời, bạn cũng được sắp xếp cho lịch khám lần kế tiếp.

Sau khi xong xuôi, bạn sẽ ra quầy để thanh toán chi phí khám thai. Số tiền khám lần đầu thường rơi vào khoảng 10.000 - 15.000 yên nên bạn nhớ chuẩn bị nhé!

Trên đây là tổng hợp một số kinh nghiệm về khám thai lần đầu, quy trình về cơ bản khá đơn giản. Bạn có thể tham khảo để tránh bỡ ngỡ và tiết kiệm thời gian khi đi khám nhé!


0 comment
6,657 views
0

dang-ky-mot-so-loai-sim-gia-re-o-nhat-ban

DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !



Ý KIẾN CỦA BẠN


Bài viết ngẫu nhiên khác

Bài viết mới nhất


Bài viết xem nhiều


Thành viên tích cực

tags

おすすめ

Nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại đặt câu hỏi bạn nhé.