Mẹ Việt ở Nhật: Những quyền lợi quan trọng không nên bỏ lỡ và kinh nghiệm xin việc làm thêm

avatar-Dương Thúy
Dương Thúy
Quản trị viên 2022-06-03 17:07:10
Me-Viet-o-Nhat:-Nhung-quyen-loi-quan-trong-khong-nen-bo-lo-va-kinh-nghiem-xin-viec-lam-them
Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Sau khi sang Nhật sinh sống và làm việc, nhiều trường hợp chồng sẽ bảo lãnh vợ con sang cùng. Cuộc sống của các gia đình Việt tại Nhật sẽ khá khó khăn nếu chỉ có chồng đi làm. Vì vậy, nhiều mẹ Việt chọn cách đi làm thêm để san sẻ gánh nặng, phụ giúp chồng. Mẹ Việt sẽ nhận được những quyền lợi nào?

1. Các quyền lợi của mẹ Việt khi ở Nhật

Đối với các gia đình chỉ có chồng đi làm full-time, vợ nghỉ ở nhà nội trợ, phụ thuộc chồng thì Nhật Bản có 2 chế độ quan trọng:

- Khấu trừ thuế nếu có người phụ thuộc: Nghĩa là chồng bạn sẽ được khấu trừ thuế khi có người phụ thuộc (vợ và con).

- Chế độ phụ thuộc bảo hiểm: Nghĩa là các mẹ Việt Nam sẽ được hưởng miễn phí quyền lợi các chế độ bảo hiểm xã hội của chồng.

2. Mức thu nhập được miễn thuế và bảo hiểm

Tuy trên là hai chế độ đặc trưng nhưng số tiền thuế khấu trừ, chế độ phụ thuộc như thế nào còn phụ thuộc vào mức thu nhập của vợ mỗi tháng:

❖ Thu nhập trên 100 man

Đối với mức thu nhập của người vợ trên 100 man sẽ phát sinh thuế thị dân. Khoản này được tính total từ 1/1 - 31/12, không tính gộp tiền đi lại.

❖ Thu nhập trên 103 man

Nếu thu nhập của mẹ Việt trên 103 man thì sẽ phát sinh thêm nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cho bản thân. Và vì khoản thu nhập này lớn hơn 100 man nên bạn cũng phải đóng cả khoản thuế thị dân ở trên.

Lưu ý: Với mức thu nhập này, bạn không đủ điều kiện để đăng ký phụ thuộc giảm trừ thuế cho chồng.

Nghĩa là bạn không những phải đóng thêm 2 khoản thuế này mà chồng bạn cũng phải đóng tăng thêm do bị giảm đi số người phụ thuộc. Khoản này được tính total từ 1/1 - 31/12, không tính gộp tiền đi lại.

Mặt khác, nếu gia đình nào có con đang đi học ở các nhà trẻ thì tiền học của các bé được tính căn cứ theo tiền thuế của bố mẹ. Vì thế, thuế của bố mẹ tăng dẫn đến tiền học của con cũng tăng theo.

Thời gian lao động sở định được quy định trong hợp đồng lao động.

Như vậy, thu nhập của các mẹ trong trường hợp này chỉ tăng thêm 3 man nhưng thực tế các khoản thuế + tiền học của con có thể tăng nhiều hơn mức đó nên tính ra thì thu nhập thực tế của các mẹ sẽ giảm.

Lưu ý: từ năm 2021, mức giới hạn 103 man này sẽ được nâng lên thành 150 man. Vì vậy, nếu bạn có thu nhập 140 man thì chồng bạn vẫn được giảm theo mức khấu trừ nhé. Bạn cần lưu ý để không nhầm lẫn.

❖ Thu nhập trên 130 man

Với mức thu nhập trên 130 man (tính đã bao gồm cả tiền đi lại) thì các mẹ sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm theo bảo hiểm của chồng mà phải tự đóng bảo hiểm quốc dân. Mức đóng trung bình rơi vào khoảng 30 man/năm. Đây là con số không hề nhỏ.

Trường hợp này, thu nhập của bạn có thể tăng thêm đôi chút nhưng vì bị loại ra khỏi chế độ bảo hiểm của chồng nên nếu tính ra, thu nhập thực tế của bạn sẽ bị giảm đi rất nhiều. Vì vậy, đây là mức thu nhập bất lợi nhất cho các mẹ, cần hết sức lưu ý nếu không muốn thu nhập thực tế bị giảm mạnh.

3. Các hình thức làm việc ở Nhật dành cho mẹ Việt

Mặc dù với các mẹ mới sang thì hình thức chủ yếu là Arubaito nhưng trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cả các hình thái, gồm có:

❖ Nhân viên chính thức toàn thời gian (正規社員)

Ở hình thức này, công ty sẽ ký hợp đồng vô thời hạn với người lao động nên công việc cực kỳ ổn định, gần như sẽ không sợ mất việc. Mặc dù trách nhiệm nặng nề hơn, phải làm thêm nhiều hơn nhưng thu nhập và trợ cấp sẽ tốt hơn.

❖ Nhân viên hợp đồng toàn thời gian (契約社員)

Với hình thái làm việc này, công việc mà trách nhiệm của bạn sẽ bằng hoặc gần bằng hình thái bên trên, chỉ là cách trả lương khác. Mặt khác, các khoản trợ cấp sẽ không được bằng so với Nhân viên chính thức toàn thời gian (正規社員).

❖ Nhân viên hợp đồng bán thời gian (パートタイム)

Hình thức hợp đồng này khác nhân viên hợp đồng bán thời gian ở chỗ, thời gian làm việc của bạn sẽ ít hơn, bạn sẽ có nhiều thời gian chăm sóc con, đón con. Công việc bạn được giao ít hơn nên ít áp lực hơn, nhưng cũng chính vì vậy mà thu nhập cũng ít hơn.

❖ Nhân viên thời vụ (アルバイト)

Đây là hình thức mà bạn chỉ làm một số ngày trong tuần hoặc chỉ làm theo mùa. Lưu ý có những visa chỉ làm được 28 tiếng/tuần thôi nên với các mẹ bị giới hạn thời gian như vậy thường chọn hình thức này.

❖ Nhân viên đi qua công ty môi giới (派遣)

Khác hoàn toàn với các hình thức trên là bạn ký hợp đồng trực tiếp với công ty tuyển dụng, với hình thức nhân viên qua công ty môi giới, bạn sẽ ký hợp đồng với công ty môi giới và nhận lương từ công ty môi giới.

4. Một số công việc phù hợp với các mẹ Việt tại Nhật

Tùy theo trình độ tiếng Nhật mà mẹ Việt có thể lựa chọn công việc, một số gợi ý như sau:

- N1 trở lên: Bán hàng và tư vấn bán hàng, gia sư, dịch thuật, làm nhân viên không chính thức trong công ty lớn.

Trình độ tiếng Nhật N1 có thể làm được dịch thuật.

- N2: Bán hàng tại các cửa hàng quần áo, điện thoại, nhà sách, văn phòng phẩm, nhập liệu,...

- N3: Phụ bếp, đứng combini, gọi món hoặc thu tiền ở quán ăn, nhân viên tính tiền trong các siêu thị,...

- N4 - N5: Chia tách hàng hóa, bê vác hàng, đóng gói bao bì, dán nhãn, dọn vệ sinh,...

Các công việc ở đây chỉ mang tính tham khảo. Các mẹ có trình độ N2 hoặc gần bằng N2 nhưng có chuyên môn thì hoàn toàn có thể tìm được những công việc tốt như N1.


0 comment
3,770 views
2

dang-ky-mot-so-loai-sim-gia-re-o-nhat-ban

DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !



Ý KIẾN CỦA BẠN


Bài viết ngẫu nhiên khác

Bài viết mới nhất


Bài viết xem nhiều


Thành viên tích cực

tags

おすすめ

Nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại đặt câu hỏi bạn nhé.