Những điều cần lưu ý khi mang thai ở Nhật

avatar-Dương Thúy
Dương Thúy
Quản trị viên 2021-01-29 22:21:25
Nhung-dieu-can-luu-y-khi-mang-thai-o-Nhat
Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Số người có mong muốn định cư, lập gia đình ở Nhật ngày càng tăng vì vậy vấn đề mang thai ở Nhật cũng được quan tâm nhiều hơn. Mang thai và sinh con là cả một quá trình vất vả mà người mẹ nào cũng phải trải qua, đặc biệt là khi ở xa gia đình, không có người thân bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ. Vậy mang thai ở Nhật Bản cần lưu ý những vấn đề gì? Cùng mình theo dõi trong các thông tin dưới đây nhé!

1. Cần có thẻ bảo hiểm y tế

Chi phí khám bệnh tại Nhật Bản vô cùng đắt đỏ, vì vậy nếu không có thẻ BHYT, việc tự chi trả toàn bộ chi phí khám thai, siêu âm, sinh đẻ tại Nhật chắc chắn là vấn đề lớn. Bạn có thể sẽ phải chi trả khoản tiền lên tới 10 man yên cho mỗi lần khám, 100-200 vạn yên cho một lần sinh con ở Nhật. Đây là khoản tiền không hề nhỏ với nhiều bạn, đặc biệt là các bạn sinh viên hoặc lương không cao.

Nếu không có bảo hiểm y tế, chi phí mà bạn phải chi trả sẽ rất cao.

Vì vậy, nếu có lý do nào đó mà bạn không đăng ký bảo hiểm thì việc sinh con ở Nhật cần phải cân nhắc lại. Bạn có thể lựa chọn sinh con ở Việt Nam để có sự hỗ trợ tốt nhất.

2. Vấn đề chỗ ở khi mang thai ở Nhật

Quá trình mang thai kéo dài 9 tháng 10 ngày nên bạn hãy suy nghĩ về trường hợp phải chuyển chỗ ở, ví dụ như khi chồng của bạn chuyển nơi làm việc. Lý do là vì các bệnh viện ở Nhật đăng ký sinh con khá sớm, trước tận 12 tuần nên nếu bạn tính tới khả năng phải chuyển chỗ ở thì nhớ xem xét luôn về việc đăng ký nơi sinh ở chỗ ở mới nhé!

3. Thủ tục cần làm khi mang thai

Sau lần khám đầu tiên kể từ khi mang thai ở các bệnh viện, phòng khám tư nhân, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận mang thai (妊娠届出書). Trong vòng 14 ngày kể từ ngày bạn nhận được giấy này, bạn cần nộp cho Cơ quan hành chính nơi mình sinh sống để trình báo về việc mang thai. Tại đây, bạn sẽ nhận được “Sổ tay sức khỏe mẹ và bé” (母子健康手帳) và “Sách sức khỏe mẹ và bé” (母と子の健康ブック).

Nhận được “Sổ tay sức khỏe mẹ và bé” (母子健康手帳) và “Sách sức khỏe mẹ và bé” (母と子の健康ブック).

Trong đó, sách sức khỏe mẹ và bé sẽ bao gồm:

- Phiếu khám thai định kỳ ((受診票): Ghi lại chi tiết các lịch khám, chăm sóc sức khỏe định kỳ cho mẹ.

- Phiếu báo sinh (出生通知票): Bạn sẽ nộp cho trung tâm chăm sóc sức khỏe tại địa phương sau khi sinh con. Sau đó trung tâm sẽ đến tận nhà để thăm hỏi và hướng dẫn chăm sóc, các xét nghiệm cần thực hiện đối với trẻ, các thông tin về lịch tiêm chủng cũng sẽ được cung cấp,... 

- Giấy hướng dẫn về các lớp học dành cho bà bầu (母親学級).

Sổ tay sức khỏe mẹ và bé  (母子健康手帳)  sẽ ghi chép lại cụ thể về tình trạng sức khỏe trong cả quá trình mang thai, tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, lịch tiêm chủng,... Cuốn sổ này được cấp bởi Cơ quan hành chính của địa phương khi bạn mang giấy chứng nhận mang thai tới nộp.

4. Khám thai

Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, bạn sẽ cần phải đi khám thai định kỳ tổng cộng khoảng 14 lần, cụ thể:

- Khi phát hiện mang thai đến tuần thứ 23 của thai kỳ: Khám 4 tuần 1 lần tổng 4 lần.

- Tuần thứ 24 - 35: Khám 2 tuần 1 lần, tổng 6 lần.

- Tuần thứ 36 đến tuần 40: Mỗi tuần 1 lần, tổng 4 lần.

Chi phí cho mỗi lần khám thai ước tính như sau:

- Khám thai định kỳ: Khoảng 10 man yên, tương đương 20 triệu.

- Chi phí mua quần áo cho mẹ: 5 man yên, khoảng 10 triệu.

- Chi phí mua đồ sơ sinh, đồ cho mẹ để chuẩn bị sinh: Khoảng 10 man yên.

- Chi phí nhập viện để sinh con: Khoảng 30-70 man yên, tương đương khoảng 60-140 triệu.

Quy trình khám thai tùy theo bệnh viện, phòng khám, nhưng thông thường sẽ gồm các bước:

- Đăng ký khám thai tại lễ tân.

- Xét nghiệm nước tiểu và máu và phòng xét nghiệm.

- Tự cân và kiểm tra huyết áp tại các thiết bị điện tử.

- Khám bác sĩ: Siêu âm, chẩn đoán sức khỏe của mẹ và thai nhi và đưa ra kết quả.

- Thanh toán chi phí khám thai.

Những vấn đề cần lưu ý khi khám thai.

5. Nghỉ thai sản 

Theo Luật Lao động tiêu chuẩn của Nhật Bản, người sử dụng lao động phải cho lao động nữ mang thai nghỉ sinh con từ 6 tuần trước khi sinh cho đến 8 tuần sau khi sinh. Ngoài ra, Luật nghỉ phép của Nhật cũng cho phép cha/mẹ nghỉ cho đến khi con được 1,5 tuổi nếu cha mẹ thay phiên nhau.

Trong thời gian người mẹ nghỉ sinh, Bảo hiểm lao động và xã hội sẽ chi trả 66% mức lương cơ bản của người mẹ. Tuy nhiên, mức chi trả này còn phụ thuộc vào quy chế riêng của công ty người mẹ đang làm việc. Vì vậy, bạn hãy xác nhận lại chi tiết với bộ phận nhân sự của công ty mình.

Trên đây là một số vấn đề quan trọng mà bạn cần lưu ý khi mang thai ở Nhật. Mang thai là cả quá trình vất vả nên bạn cần lưu ý, có sự chuẩn bị kỹ càng và tốt nhất để chào đón con yêu nhé!


0 comment
1,669 views
2

dang-ky-mot-so-loai-sim-gia-re-o-nhat-ban

DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !



Ý KIẾN CỦA BẠN


Bài viết ngẫu nhiên khác

Bài viết mới nhất


Bài viết xem nhiều


Thành viên tích cực

tags

おすすめ

Nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại đặt câu hỏi bạn nhé.