Những lưu ý khi mua thuốc thị trường ở Nhật Bản

avatar-Dương Thúy
Dương Thúy
Quản trị viên 2021-02-24 01:37:25
Nhung-luu-y-khi-mua-thuoc-thi-truong-o-Nhat-Ban
Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Mặc dù bảo hiểm sức khỏe hỗ trợ 70-90 % ( tùy theo độ tuổi ) phí y tế nhưng để tiết kiệm thời gian khám bệnh, nhiều bạn vẫn lựa chọn mua thuốc trên thị trường tại các hiệu thuốc, hoặc mua online mà không cần toa của bác sĩ. Ngoài ra, nhiều bạn mua thuốc thị trường làm quà cho người thân ở Việt Nam vì tin rằng hàng nội địa chất lượng tốt. Tuy nhiên trên thực tế, việc mua thuốc thị trường thường không mang lại hiệu quả chữa trị cao. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi bạn mua thuốc thị trường như sau:

1. Thuốc thị trường – 一般用医薬品 là gì?

Thuốc thị trường - 一般用医薬品là những loại thuốc được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc, hoặc bán online. Người bệnh tự phán đoán tình trạng sức khỏe của mình, mua thuốc mà không cần chỉ định hoặc toa của bác sĩ. Vì được tự do mua bán, đối tượng khách hàng đa dạng về độ tuổi, đa dạng về thể chất nên thuốc có độ an toàn cao, nhưng thành phần đặc trị lại thấp nhằm giảm rủi ro về tác dụng phụ.

2. Các loại thuốc thị trường

Nhóm loại 1 – 第1類医薬品

Trong thuốc có những thành phần gây tác dụng phụ mà nhà sản xuất muốn người dùng ĐẶC BIỆT CHÚ Ý vì có mức độ NGUY HIỂM CAO. Mặc dù có thể mua không cần toa bác sĩ nhưng những loại thuốc này BẮT BUỘC phải được những người có kiến thức về dược như dược sĩ CÓ NGHĨA VỤ thuyết minh cụ thể, thông báo những tác dụng phụ có khả năng xảy ra với bệnh nhân. Nếu không được dược sĩ hướng dẫn sử dụng và thuyết minh về tác dụng phụ thì KHÔNG NÊN MUA.

Nhóm loại thuốc 第1類医薬品 phải được những người có kiến thức về dược.

Nhóm loại 2 - 第 2 類医薬品

So với nhóm 1 thì nhóm 2 có mức độ nguy hiểm thấp hơn nhưng trong thuốc vẫn tồn tại những thành phần gây tác dụng phụ cao. Nhóm loại 2 chủ yếu là nhóm thuốc trị cảm, giảm đau nhức ( đau đầu, đau dạ dày,..), thuốc hạ sốt. Khi mua thuốc nhóm loại 2 bạn NÊN yêu cầu dược sĩ giải thích về những tác dụng phụ của thuốc cũng như hướng dẫn chi tiết cách sử dụng thuốc cho đúng để giảm mức độ rủi ro thấp nhất.

Nhóm 3 - 第 3 類医薬品

Nhóm này có mức độ nguy hiểm thấp nên không cần dược sĩ thuyết minh về tác dụng phụ của thuốc bạn vẫn có thể tự do mua sử dụng. Nhóm thuốc này chủ yếu là thuốc tiêu hóa, thuốc vitamin.

Nhóm thuốc vitamin không cần dược sĩ tư vấn vì có mức độ nguy hiểm thấp.

2. Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

Bạn có thể tự do mua thuốc thị trường bất cứ lúc nào bạn muốn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn so với đi khám bệnh. Ngoài ra, nếu trong 1 năm, bạn mua thuốc thị trường dùng cho cả gia đình giá từ 12000 yen trở lên thì bạn có thể báo cáo 確定申告 để được hoàn 1 phần tiền thuế ( lưu ý nên giữ các hóa đơn mua thuốc để xác định mức chi tiêu, nếu những hộp thuốc có dấu 『セルフメディケーション/税/控除/対象』 thì bạn không cần giữ hóa đơn vẫn làm được thủ tục hoàn thuế.

Nhược điểm

Vì tự phán đoán tình trạng sức khỏe nên nguy cơ lạm dụng thuốc quá đà, dẫn đến tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng hơn, nguy cơ kháng thuốc cao gây khó khăn khi điều trị chính thức. Bệnh nhân không được hướng dẫn đầy đủ về những tác dụng phụ có khả năng xảy ra. 

Mặc dù tất cả các thuốc đều kèm theo thuyết minh về những tác dụng phụ của thuốc nhưng vì phiền phức ít người đọc, ngay cả khi đọc cũng dễ bỏ qua những từ ngữ chuyên môn khó hiểu. Tuy tất cả thuốc bán trên thị trường đều được nghiên cứu cẩn thận, có thời gian kiểm định để đảm bảo thuốc có độ an toàn cao nhưng thể trạng mỗi người khác nhau, cùng triệu chứng lại tiềm ẩn những bệnh khác nhau.

Vậy nên thuốc thị trường luôn khuyên bạn nên “tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng”. Và thực tế nếu rủi ro xảy ra, bạn là người chịu trách nhiệm chính.

Vì vậy, nếu mua thuốc thị trường, bạn cần hỏi dược sĩ kỹ về cách sử dụng thuốc cũng như những tác dụng phụ của thuốc. Trong trường hợp uống thuốc 2, 3 ngày không khỏi bệnh nên đi khám bác sĩ CHUYÊN MÔN. 

Khám bác sĩ chuyên môn để được kê thuốc đúng bệnh.

Mỗi 1 chuyên khoa đều có hiệp hội y bác sĩ của chuyên khoa đó, để tìm bác sĩ chuyên môn (chỉ những bác sĩ được đào tạo chuyên môn, đạt các chứng chỉ quốc gia mới và thỏa mãn điều kiện nhất định mới có tên trong danh sách hiệp hội) bạn phải xác định chuyên khoa mà mình đi khám. 

Ví dụ: bạn muốn tìm bác sĩ chuyên môn tai mũi họng, bạn vào trang web http://www.jibika.or.jp/citizens/search/ , chọn địa phương mình sinh sống để tìm danh sách bác sĩ chuyên ngành tai mũi họng.

Trong trường hợp bạn không biết mình nên khám bác sĩ chuyên môn nào thì bạn có thể tìm đến bs đa khoa để khám tổng quát. Nếu bạn thấy poster ghi các hạng mục khám bệnh gồm nhiều khoa mà không có 1 chuyên khoa cụ thể thì đây không phải là bác sĩ có chuyên môn sâu, mà chỉ là bác sĩ đa khoa hay bác sĩ gia đình. Nhiệm vụ chẩn đoán của họ không hạn chế vào một cơ quan nội tạng cụ thể nào của bệnh nhân, họ được đào tạo nhằm chẩn đoán sơ bộ, phát hiện sớm và giới thiệu bệnh nhân đến một bệnh viện chuyên khoa, hoặc điều trị các bệnh cảm cúm thông thường, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe như tiêm ngừa...

Ngoài ra, thuốc nội địa là thuốc được nghiên cứu phù hợp với thể trạng, gen di truyền, môi trường sống tại Nhật,...do đó, các bạn cần cân nhắc cẩn thận khi mua thuốc nội địa làm quà tặng cho người thân sống ở Việt Nam.

(Nguồn: Nhật Bản - Những điều cần biết)


0 comment
1,276 views
3

dang-ky-mot-so-loai-sim-gia-re-o-nhat-ban

DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !



Ý KIẾN CỦA BẠN


Bài viết ngẫu nhiên khác

Bài viết mới nhất


Bài viết xem nhiều


Thành viên tích cực

tags

おすすめ

Nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại đặt câu hỏi bạn nhé.