Phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả cho mọi trình độ

avatar-Dương Thúy
Dương Thúy
Quản trị viên 2021-03-23 21:05:28
Phuong-phap-hoc-tieng-Nhat-hieu-qua-cho-moi-trinh-do
Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Phương pháp học tiếng Nhật nào giúp người học mau tiến bộ? Vì sao học tiếng Nhật cần chú trọng phương pháp? Học một ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ là một điều không hề dễ dàng. Đặc biệt với tiếng nhật - Ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt với tiếng Việt, việc học càng khó khăn hơn. Để xây dựng được phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả, bạn có thể tham khảo những chia sẻ dưới đây nhé!

Gần đây mình nhận được một số câu hỏi như

1. Học từ mới, ngữ pháp, kanji như thế nào Làm sao nhanh nhớ, nhớ được nhiều, không quên

2. Em nên phân bổ thời gian như thế nào cho hợp lý. Em bị áp lực quá nhiều thứ phải học, cái gì cũng cần thiết??

3. Áp dụng quy tắc chuyển âm vào trong hội thoại như thế nào

4. Em muốn kaiwa giỏi như bạn A nhưng sao em cứ ngại không bật ra được. em mới học sơ cấp bao giờ em học lên trung cấp em sẽ tham gia hội thoại được không?

5. Bí quyết để tổng hợp từ vựng, ngữ pháp và hán tự nằm ở đâu?

6. Bạn đã dành tình yêu cho tiếng Nhật thực sự hay chưa?

Mình sẽ lần lượt giúp các bạn trả lời các câu hỏi trên. 

Xác định mục tiêu học tiếng Nhật

1. Bạn học tiếng Nhật với mục đích gì. Để đi sang Nhật làm việc, để đi du học, để làm ở Việt Nam…hay chỉ để học cho vui, hay thấy đứa bạn nó học mình cũng muốn học theo.

Xác định mục tiêu học tiếng nhật rõ ràng

2. Bạn học tiếng Nhật giỏi rồi tương lai muốn làm ngành nghề gì? Biên dịch hay phiên dịch hay hướng dẫn viên du lịch

3. Bạn là người tỷ phú thời gian hay rất bận rộn?

Chốt lại là bạn cần xác định rõ cái mình muốn và cái mình định hướng đến là gì định bao giờ lấy bằng chứng chỉ tiếng Nhật N3 N2… Từ nay đến lúc mình thi còn mấy tháng? Cần học những cái gì để đủ đỗ các cấp bậc chứng chỉ?

Sự lựa chọn nghề nghiệp là do các bạn quyết định và cái duyên may mắn nữa. nếu bạn chuyên khoa nói nên học nhiều từ vựng về giao tiếp đến các lĩnh vực như nhà hàng, ăn uống, ẩm thực… bạn nào trầm tính cẩn thận không thích hướng ngoại nên học về dịch thuật thì cần nắm rõ mẫu câu ngữ pháp và kanji…bạn nào bảo tôi thích cả 2 thì học hết . trong tiếng Nhật mình có cách nói ba công cụ “ từ vựng, hán tự, ngữ pháp” phục vụ cho bốn kỹ năng” nghe nói đọc viết”

Lưu ý khi xây dựng phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả

Cơm nấu cũng phải 30 phút mới chín, tùy gạo có loại lâu hơn, tùy bếp tùy nồi. các bạn học cũng thế. Cần phải có thời gian cho nó ngấm dần ngấm dần chứ bảo học cái nhớ ngay thì cũng khó mà rễ vào thì rễ ra. Nhưng mà cũng có những từ học cái nhớ ngay có từ học mãi không nhớ, mà nhớ xong được một lúc quên ngay. Đó là do sự tập trung của não bộ và đối với bạn từ đó thực sự có ấn tượng và lập tức đi vào vùng trí nhớ “ dài hạn”.  nhưng có quá nhiều thứ phải nhớ làm sao mà các bạn có thế nhớ liên tục ngay được? 

Phương pháp học từ vựng 

-  Học theo bài dạy ở trên youtube của Dung cosmos hoặc chữ hán đơn giản. bật lên tai nghe, mắt nhìn, mồm đọc theo các giác quan cùng lúc hoạt động. các cụ có câu 3 đánh một không chột cũng què, chứ bạn nào mà học theo kiểu thủ công mở sách ra ngắm xong nhẩm là quên tức thì. Vậy là một đánh một rùi.

-  Học theo kiểu sao chép cắt bóc tách. Nghe như dò phá bom mìn vậy nhưng bản chất nó là phân tích từ. ví dụ cho từ そらす nghĩa là tảng lờ lảng tránh  vậy ta sẽ tách dựa trên những từ ta đã họcそら là bầu trời ai cũng biết. Khi ta không thích nói chuyện với ai ta thường nhìn lên bầu trời để “ tảng lờ” câu chuyện của người ta…

- Học cụm những từ có cùng cách đọc ví dụ như từ つく từ này có rất nhiều nghĩa như đến , đâm,dã, gắn điều hòa,nói dối. mình chế thành “ Đến công ty ĐÂM ĐIỀU HÒA Già thẰNG NÓI DỐI.

Phương pháp học từ vựng tiếng Nhật.

- Học những từ gần giống nhau về cách đọc chỉ khác nhau một chút về cuối: ví dụ như だます lừa dối, だまる im lặng. mình chế thành lừa dối trong im lặng する sau khi nói nhớ đến cái đuôi “ sư dự” kia là không quên được rồi

- Học theo kiểu phân tích và tưởng tượng ra hoàn cảnh bạn cần sử dụng chữ đó. Hơi mơ hồ nhưng theo kiểu là học đến từ quả mận trong đầu mình nghĩ đến quả mận đỏ và nước miếng chảy ra. Tưởng tượng mình sẽ dùng nó khi nào. Ý là nghĩ ra nhu cầu thiết yếu của một món hàng trước khi mua nó về.

- Mình đặc biệt thích học theo cách này. Cứ đi chơi với bạn Nhật gặp đồ vật gì cũng hỏi đây tên là cái gì, nghĩa nó là gì,… lúc nó hoàn cảnh bạn nhớ rất nhanh. Người nhật có câu 習うより慣れろう ý là học từ thực tế sẽ nhanh hơn học trong sách vở.

Phương pháp học Hán tự

Được coi là xương cục với nhiều người bởi nét loằng ngoằng khó nhớ nhiều chữ giống nhau, thừa thiếu một nét là nó đã khác nghĩa rùi. Vậy làm sao bây giờ??

- Học theo nguyên tắc nhìn nhiều khắc nhớ. Lật thẻ cad có thể bạn mua ở quán hoặc tự chế thẻ. Cái này cũng tiện bạn có thể đi trên xe buýt, đi vệ sinh ngồi lâu có thể lật như mình ngày xưa cũng làm.

- Học theo kiểu phân tích chữ ra để nhớ những chữ gần giống nhau 敵 địch trong địch thủ có bộ phộc đánh khẽ摘trích trong chỉ trích có  thủ bàn tay適thích trong thích hợp có dẫn con đường. nó rất giống nhau. Về phần này mình sẽ gửi link các chữ hán giống nhau cho các bạn bên dưới tham khảo.

Phương pháp học Hán tự.

- Học theo kiểu tưởng tượng 18+ hoặc những hình ảnh mà bạn có thể nghĩ ra một câu chuyện liên quan. Về phần này mình hay học nhóm để “ ăn theo” vì mình không giỏi học kanji theo kiểu “ 18+” mình học theo kiểu “ chày cối” cứ lật thẻ nhiều rồi nhớ

- Khi bạn đã học qua qua được mặt chữ hán và nhớ nghĩa của nó rồi đến lúc mang nó ra để áp dụng vào việc đọc rùi. Bạn nên đọc báo trên kênh NHK có cấp độ khó dễ khác nhau. 

Hoặc đọc sách Nhật, cuốn sách đầu tay mình đọc là 読書全技術 toàn bộ kĩ thuật đọc sách. Vì lúc đầu chưa có biết hết chữ kanji được nên mình khuyên các bạn trước khi đọc lấy điện thoại ra tra hết nghĩa của toàn bộ các chữ, sau đó bắt đầu đọc và liên kết nó lại, mất một thời gian đầu bạn phải trả khá nhiều nhưng sau khoảng 10 trang tần suất trà sẽ giảm đáng kể do các cụm từ lặp đi lặp lại nhiều lần.  

Sau khi mình đi Nhật về đến trung tâm JVC Hội Thân Hữu Nhật Việt mình rất bỡ ngỡ không quen kiểu viết dọc và đọc từ đằng sau mặc dù hồi đó mình cũng học được khoảng 700 chữ Hán rùi. Sau khi tìm hiểu từ các tiền bối ở JVC mình mới biết là “ đọc” vô cùng hiệu quả. Sau 2 tuần đọc mình nhớ mặt chữ được khoảng 700 từ kể cả những từ ở cấp độ N1. N nào không quan trọng bằng việc bạn thường xuyên tiếp xúc với nó. N5 không học bạn khắc tự quên thôi. N1 khó mà hay dùng hay gặp lại nhớ

Học ngữ pháp như thế nào hiệu quả?

Ngữ pháp cũng là một phần khá quan trọng trong khi giao tiếp và khi đọc, nhưng thường được chú trọng cho những ai theo hướng biên dịch và đọc sách hơn. Ngữ pháp có rất nhiều nghĩa, đa dạng và văn hoa. 

Làm sao để các bạn có thể nhớ nhanh được ngữ pháp? Ngữ pháp có các dạng như ngữ pháp hán tự, ngữ pháp phân tích được và ngữ pháp không phân tích được. Sau đây mình sẽ nói về 3 loại và cách học 3 loại này:

- Ngữ pháp hán tự là những ngữ pháp dùng chữ kanji trong mẫu ngữ pháp đó. VD: に対して đối với trong  ngữ pháp đã có chữ đối、に因って chữ nhân trong nguyên nhân do vì、に関して chữ quan trong liên quan. Những mẫu câu này nhìn cái thấy luôn không phải tốn nhiều calo cho nó

- Ngữ pháp phân tích được ví dụ như といえば nếu nói về vì mẫu câu này như đã học được chia về thể giả định rồi. からみると nhìn từ quan điểm lập trường phân tích  thì から là từ, みると là nhìn.

- Ngữ pháp không phân tích được hoặc rất khó phân tích coi như một từ vựng làm sao mình nhớ nó càng nhanh càng tốt. Vd にこしたことはない nghĩa mẩu nay là”nên thì tốt”. mình chế các chữ cái đầu thành một câu “ni cô si tang cố tình hại đại NÊN phá giới”

Thú vị phải không nào các bạn, quan trọng các bạn phải biết mẫu câu mình đang học nó thuộc nhóm nào và mỗi mẫu cấu trúc câu bạn thuộc lấy một ví dụ mà bạn thích. Và xào đi xào lại cho đến khi nó đi vào vùng trí nhớ “dài hạn”

Các bạn hãy tìm cho mình lấy những cách học phù hợp nhé. Vì cảm giác và suy nghĩ cũng như điều kiện của mỗi người là khác nhau. 

Từ vựng ngữ pháp hán tự các bạn nên học thật nhanh, ý mình là học qua không cần quá kỹ tường tận. học theo nguyên tắc học 100 rơi  50 còn hơi học chắc 50 rơi 10 nhớt 40. Bạn hình dung khi đi phượt bạn đi lần đầu tiên vào một con đường có vẻ hơi lạ lẫm nhưng sau khi bạn đi lại bạn sẽ có cảm giác thân quen. 

Khi giao tiếp người nhiều từ vựng rất lợi, đôi khi mình phát âm gần đúng do mình chưa học chắc nhưng khi có ngữ cảnh người  Nhật họ sẽ hiểu.  Sau khi có vốn hòm hòm rồi quay sang đọc hiểu và nghe,  dần dần kiến thức sẽ được pha trộn xào xáo ngâm mắm mỡ bạn sẽ cảm nhận được sự thú vị của việc học ứng dụng thay vì chỉ học mẫu câu đơn thuần. Còn gì vui hơn bạn đọc được một trang sách nhật, nghe một đoạn hội thoại hiểu rõ họ muốn diễn đạt gì.?

Có quá nhiều thứ phải học làm sao phân bổ được thời gian hợp lý?

Bạn nào mà say mê học thì thường xuyên có cảm giác áp lực và muốn “ cán đích” nhanh nên đôi khi bị stress. Kiểu kiểu như đang học từ vựng lại nghĩ đến ngữ pháp thấy thiếu thiếu nên lại không tập trung được, hoặc thấy đứa bạn nó có vẻ học hán tự giỏi sợ nó hơn mình lại sinh ra đố kỵ và muốn bằng nó nên lao theo nó quên rằng có khi nó giỏi hán tự nhưng có khi về ngữ pháp và từ vựng nó lại thua mình. 

Tâm lý này ai cũng gặp trong quá trình học ngôn ngữ. lời khuyên của mình là bạn nên học từ một người giỏi hơn mình và ôn cùng một đứa bằng mình sau đó dạy lại cho một đứa kém mình. Bạn sẽ thấy rất hiệu quả. 

Khi học từ một đứa hơn mình bạn sẽ học cách lắng nghe tôn trọng đối phương kích thích tâm lý” ước gì mình như anh ấy” . Sau đó về ôn lại với người bằng mình tranh luận các vấn đề đã học “ sinh tâm lý ganh đua để cùng tiến bộ” . Sau đó dạy cho người khác là lúc bạn bạn hái quả, bạn sẽ có cảm giác của người quan trọng, người truyền đạt rất phiêu, lúc này sẽ sinh ra cảm xúc “ mình là người chiến thắng”. 

Khi bạn truyền đạt cho người khác các câu hỏi của kouhai là những câu hỏi mà ngày xưa bạn cũng đã từng hỏi nó sẽ lặp lại khiến bạn nhớ rất lâu. Giải quyết được vấn đề tâm lý bạn sẽ thấy nhẹ lòng và hào hứng tự tin để học. 

Cái gì cũng cần có quá trình, không thể dục tốc bất đạt được, nhưng đừng có quá chậm là tụt hậu đó. Chỉ nghĩ là anh ấy 8 tháng lấy N3 mình cũng có thể làm được nếu như điều kiện học tập anh ấy giống mình. Còn nếu điều kiện khác nhau thì có thể nhanh hoặc chậm hơn không phải vội kẻo ngã

Vấn đề phân bổ thời gian và nên học cái gì trong ngày cho hiệu quả thì qua tìm hiểu tớ thấy thế này: 

- Sáng ngủ dậy tinh mơ đầu óc chưa lưu thông bạn nằm vắt tay lên trán ôn lại kiến thức của ngày hôm trước. 6h30 ăn uống xong vào chiến đấu với mục nào mà bạn đặt mục tiêu phải hoàn thành mà khó thực hiện nhất, cái mục này khi làm xong nó cho bạn cảm xúc “ hôm nay được việc”. thường thì tớ học từ vựng và học đọc

-  1h30 ngủ dậy người cũng đã khỏe hơn chút nhưng không “sung” bằng buổi sáng được nên bạn học cái gì mang tính chất ít động não nhiều. thường tớ học kanji và chuyển âm

- 7h30 luyện nghe , xem phim,… cái này thì gần như vừa chơi vừa học

- Với mỗi người mà cách phân bố khác nhau. Với tớ kanji không khó cho vào thời gian buổi chiều, đọc xương xẩu cho vào buổi sáng.

• Cụ thể liệu trình học như thế nào đối với mỗi trình độ khác nhau thì khác nhau. Ví dụ như người mới học sơ cấp thì nên tập trung vào từ vựng và nắm vững ngữ pháp sơ cấp nhiều hơn, sau đó mới đến phần hội thoại và nghe. 

Vì nếu các bạn có không biết từ vựng thì các bạn không thể nói được từ mà bạn muốn thêm nữa bạn không biết thì người ta có nói đến 100 lần bạn cũng không biết nó là gì nếu không nhờ đến từ điển… Người học lên trung cấp thì nên chú trọng hội thoại vì dù có N2 mà không hội thoại được cũng không có ý nghĩa gì cả.

Áp dụng quy tắc chuyển âm trong hội thoại

Mình đã từng đảm nhiệm lớp dạy chuyển âm nên mình cũng rất yêu bộ môn này, muốn chuyển âm tốt thì các bạn phải nắm rõ về hán tự, âm hán việt vì chúng có mối tương quan chặt chẽ với nhau: ví như “sông núi nước non” là tiếng việt mình hay dùng nhưng âm hán của nó là “sơn thủy hữu tình”. 

Người việt chúng ta hiện tại đang sử dụng rất nhiều từ gốc hán như: ôn độ おんど, kỷ niệm きねん, khốn nạnこんなん, đáo đểとうてい, nhật kíにっき,, … Khi chuyển sang âm nhật có cách phát âm lại khá giống với tiếng việt mình. 

Ví dụ như khi đi hội thoại bạn muốn nói từ “cảnh sát cơ động” từ “cảnh sát” thì ai cũng biết rồi còn từ” cơ động” thì bạn có nhớ cơ trong “ cơ hội” đọc là “ きかい“ và động trong “ động vật” là”どうぶつ“ không bây giờ ghép lại thành  từ”きどうけいさつ”

Bạn nhớ cho mình nguyên tắc sao chép cắt bóc tách. Lấy từ cần dùng trong cụm từ đã học ghép sang cụm từ mới mình cần dùng. Để quen được quá trình này các bạn cần phải có thời gian và một vốn từ nhất định. Sau đó từ đó sản sinh ra các từ chúng ta cần. Học theo kiểu này các bạn có thể nói nhiều từ mà các bạn chưa từng học hoặc có khi từ này ở N1 mới xuất hiện mà cũng có thể nói được.

Tại sao muốn nói tiếng Nhật mà câu từ khó nói ra được??

Cảm xúc của chúng ta chúng ta bị chi phối bởi hoàn cảnh tự nhiên, lý trí, đối tượng mà chúng ta tiếp xúc có phù hợp với “ gu” và “ cùng tần số não” của chúng ta hay không. Nếu bạn là một người năng động ưa môi trường đoàn thể thích hướng ngoại và có lý trí thì không phải bàn. 

Giao tiếp tiếng Nhật nhiều để tăng khả năng phản xạ

Còn những người trầm tính hay ngại thiếu tự tin có thể vì bản chất có thể vì bạn thiếu kiến thức nên không tự tin trong hội thoại thì mình khuyên các bạn nên thường xuyên tham gia câu lạc bộ nhóm hội thoại khi có môi trường bạn sẽ thấy hào hứng thay vì làm một mình. Hoặc chơi thân với một bạn người Nhật, yêu một cô bé  người Nhật là cách rất tốt để hội thoại tốt.

• Em có nên học lên trung cấp mới đi hội thoại hay không, bây giờ đi em  đang học sơ cấp có đi chả biết nói gì??  Theo mình nếu không luyện hội thoại từ sơ cấp khi lên cao bạn sẽ rất ngượng mồm và rất khó tiếp xúc với người Nhật mặc dù bạn ở nhà học rất thuộc đến lúc cần dùng không sao mà lôi ra được. bạn nên làm điều này càng sớm càng tốt, cái gì không biết thì múa máy chân tay dung hình ảnh làm sao cho người ta  hiểu là được. lúc đó bạn sẽ thấy mức độ cần thiết của sự học nên nhớ rất nhanh.

Bí quyết để củng cố từ vựng, hán tự và ngữ pháp nằm ở phần đọc

Lần đầu đến jvc hội thân hữu nhật việt mình rất bỡ ngỡ vì phong trào đọc sách ở đây. Sau 2 tuần đọc sách mỗi buổi chiều vừa tra vừa đọc mình đọc được 6 trang cùng với 2 bạn khác, nhớ được khoảng 700 chữ kanji (trước đó mình học đến trên N4 và kanji được khoảng 700 từ).

Hiện tại mình rất vui vì tốc độ đọc của mình đã tăng lên rõ rệt. Mình giới thiệu cho các bạn cuốn sách đầu tay mình đọc là quyển 読書全技術 “ kỹ thuật đọc sách” cuốn này cách viết khá rễ hiểu và dạy cả phương pháp đọc sách luôn.

Bạn đã giành tình yêu đủ lớn cho tiếng Nhật chưa?  

Thế nào là đủ lớn và thế nào là yêu rất khó để định nghĩa. Do sự cảm nhận mỗi người, các bạn đã đọc đến đây mình tin rằng các bạn cũng là người rất yêu tiếng Nhật rồi. 

Có bạn mình gặp chăm tới mức đi đâu cũng học, rảnh là học, kiểu như “nghiện học” phân bố thời gian rất hợp lý vừa học vừa hội thoại rất tốt. Có bạn thì mình rủ học, rủ kaiwa thì toàn lấy lý do là bận ngủ ngại dậy sớm… lý do vô vàn. 

Mình không đi trên con đường của bạn  nên không thể biết được bạn đang trong hoàn cảnh như thế nào nhưng chốt lại là khi học ngôn ngữ hay làm bất cứ điều gì mong các bạn hãy xác định “chơi để là người chiến thắng” học ra học. Bạn cần lên kế hoạch và mục tiêu rõ ràng.

Xin cám ơn các bạn đã đọc hết bài mình viết. Có gì mong các đại senpai chỉ giáo thêm ạ.


0 comment
2,139 views
4

dang-ky-mot-so-loai-sim-gia-re-o-nhat-ban

DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !



Ý KIẾN CỦA BẠN


Bài viết ngẫu nhiên khác

Bài viết mới nhất


Bài viết xem nhiều


Thành viên tích cực

tags

おすすめ

Nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại đặt câu hỏi bạn nhé.