Sự thật về công việc khách sạn và kinh nghiệm “tiếp khách” tại Nhật

avatar-Dương Thúy
Dương Thúy
Quản trị viên 2021-04-22 23:39:25
Su-that-ve-cong-viec-khach-san-va-kinh-nghiem-“tiep-khach”-tai-Nhat
Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Hôm nay nhân ngày đi làm không gặp khách khó chịu nào, mình sẽ dành thời gian để chia sẻ về công việc dịch vụ aka công việc Nhà hàng - Khách sạn tại Nhật cho những bạn đang quan tâm về ngành này và đang có dự định dấn thân vào. Bạn không cô đơn đâu, có mình ở đây. Công việc hiện tại của mình là Font desk staff hay Bellstaff cho 1 khách sạn 5 sao tại Wakayama. Mình cũng có kinh nghiệm làm F&B tại 1 resort khác tại Okinawa. Tuy cùng 1 ngành dịch vụ, tính chất công việc là tiếp khách nhưng Front desk và F&B khá khác nhau, mình sẽ viết 1 bài khác nói cụ thể hơn về 2 bộ phận này. Còn bây giờ thì nhào vô chủ đề hôm nay thôi! Let's go!

1. Công việc ngành khách sạn có màu hồng?

Thời gian đầu tiên khoảng 6 tháng mình đã stress liên tục đến độ mất ngủ vì công việc. Ngoại trừ khả năng tiếng của bạn phải lưu loát để tiếp khách, bạn còn phải rèn luyện tinh thần thép mặc kệ ai nói gì, miễn là mình đã cố gắng là được. 

Vì sao mình nói điều này? Một ngày bạn sẽ gặp vài trăm gương mặt, có lịch sự, có vui vẻ, có niềm nở với người nước ngoài, có thái độ ông nội ông ngoại, có cô hồn, có thô lỗ, có thằng thấy người nước ngoài thì lập tức yêu cầu đổi satff người Nhật... lâu lâu gặp khách khó yêu khó chiều thì kệ bà, miễn là bạn tiếp họ hết mình. 

Nếu bạn chán nản, buồn bực với phản ứng của người khác thì khó lòng gắn bó với công việc này. Nhưng lý do khiến mình stress không phải là khách, mà là sếp.

Môi trường làm việc này rất dễ gặp mấy ông sếp hoặc đồng nghiệp thô lỗ. Mình không được training kỹ vì vô đúng mùa cuối năm bận rộn, NẾU BẠN KHÔNG HỎI, CHẮC CHẮN SẼ KHÔNG AI DẠY, chạy té khói theo đồng nghiệp, bảo gì làm nấy mà không hiểu mình đang làm gì.

Lúc mình chưa quen, hay sai cái này cái kia bị la té tát vô mặt, đây là tình trạng chung của các staff người nước ngoài đến độ mình cảm thấy sếp mình phân biệt và bắt nạt staff người nước ngoài. Nhưng mình cứ cố gắng học hỏi, dựa vào những người sếp và khách quý mình để làm động lực, khoảng 6 tháng thì mình cứng việc, sau 1 năm làm trùm luôn. 

Mỗi ngày đi làm mình đều enjoy, sau này, mỗi khi gặp khó khăn trong công việc mình đều cho nó một khoảng thời gian, khi bạn quen việc thì mọi chuyện sẽ ổn. Đừng nóng vộn bỏ việc nhé! Hãy cho bản thân một thời gian để làm quen.

Công việc nào cũng sẽ có 2 mặt, nên tìm hiểu kỹ về nội dung công việc, lợi - hại, được - mất, đừng để agent dụ nha.

Công việc khách sạn chắc chắn sẽ có vất vả, stress.

2. Tiếng Nhật N2 có đủ để đi làm?

Tiếng Nhật N mấy chả quan trọng, chủ yếu là năng lực thật sự, bằng cấp không có giá trị khi bạn đi làm. Vì phải tiếp khách, nói chuyện, hướng dẫn, trực điện thoại... dùng kính ngữ mỗi ngày nên khả năng nghe - nói rất quan trọng. 

Ngoài tiếng Nhật thì bạn nên trau dồi thêm ít nhất 1 ngoại ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Hàn vì khách nước ngoài không ít, đây sẽ là lợi thế của bạn khi xin việc và thực tế khi đi làm. Như bạn đã biết, người Nhật ngoại ngữ rất í ẹ, bạn sẽ thành bảo bối được cưng chiều khi có khách nước ngoài đến. 

Việc học thêm ngoại ngữ khá quan trọng vì tiếng Nhật của bạn khó có thể bằng người Nhật, bạn nên có 1 năng lực mà những đồng nghiệp khác không có để trau dồi, ngoại ngữ là 1 ví dụ.

Năng lực tiếng Nhật thật sự đóng vai trò quan trọng với ngành dịch vụ khách sạn.

3.  Muốn làm leader thì trước tiên phải làm culi

Bạn tưởng tượng qua đến Nhật sẽ được làm vị trí đứng quầy hướng dẫn, check-in/ check-out... Nhưng thực tế thì bạn được giao làm house keeping linh tinh, dọn vệ sinh, lau sàn, bưng bê... Bạn cảm thấy mười mấy năm ba mẹ cho ăn học thiệt lãng phí!

No no no, mỗi công việc đều có cái để bạn học hỏi. Để có thể làm leader hoặc đảm nhận các vị trí cao thì thì bạn cần nắm rõ những công việc khác. Đừng nản vì sếp giao những việc đó là có lý do. Chỉ cần bạn cố gắng và chứng minh được khả năng của mình, các sếp sẽ từ từ giao cho bạn những công việc cao hơn để bắt đầu làm quen với vị trí leader. 

Nếu bạn thấy mình đã cố gắng mà sếp không có động tĩnh gì, đừng ngần ngại chủ động hỏi sếp có thể cho bạn học vị trí đó hay không. Career up nằm trong tay bạn. Bạn muốn lên leader? Hãy làm một culi thông minh!

4. Kinh nghiệm và một vài lưu ý khác

- Bạn chán công việc văn phòng, mài mông 8 - 9 tiếng ở công ty không phù hợp với mình thì bạn có thể cân nhắc công việc dịch vụ, hứa hẹn chỉ có đứng, đi và chạy. Ngoại trừ một chút thời gian ngồi để check-in, check-out thì hầu như công việc của mình là đứng. 

Thời gian đầu thì hơi mỏi tí, tầm 2 tuần là bạn sẽ quen thôi. Lợi ích của việc 運動 không chủ đích này là mông sẽ diêu và bạn sẽ khỏe khoắn hơn. Trước đây mình cũng từng là dân văn phòng, kiểu gà công nghiệp, sau khi làm Khách sạn 2 năm mình đã trở thành Ronaldo.

Trước đây mình rất ngu kính ngữ vì đi làm toàn dịch trong nội bộ công ty. Bạn nên học kính ngữ chắc một chút để nhanh quen việc. Nếu không giỏi bạn cũng đừng lo, bạn cứ hỏi đồng nghiệp, các anh chị sẽ chỉ tận răng, mỗi ngày đều nói đi nói lại nhiêu đó, bạn sẽ mau tiến bộ thôi.

Lưu ý khi làm công việc khách sạn tại Nhật.

Nếu có bị bắt nạt bởi một thành phần nào đó thì sao? Cuộc sống này của bạn, bạn có thể chọn chán nản, lo sợ hoặc kệ bà nó và focus vào cuộc sống của mình. Môi trường này ít có người Nhật tốt nghiệp đại học, đa số các sếp hoặc đồng nghiệp của mình tốt nghiệp cấp 3, học senmon xong ra đi làm luôn, nên thành phần thô lỗ và tào lao hơi bị nhiều. Còn staff người nước ngoài thì toàn Cử nhân với Thạc sĩ đi làm culi. Éo le không các bác?

Làm quen với việc không nói tiếng Việt. Công ty của mình chỉ có 1 đứa VN duy nhất là mình đây (cty trước đây có đứa bạn VN cùng phòng mừng gớt nước mắt). Nếu có đồng nghiệp người VN thì quá tốt, nó sẽ là chỗ dựa để bạn chửi tiếng Việt hoặc cùng nhau nấu đồ VN, ăn bún đậu mắm tôm mà không bị chửi hoặc kì thị. Nhưng lưu ý là đừng nên nói tiếng Việt tự do hoặc quá lớn trong cty nhé!

Cố gắng học hỏi từng ngày, chủ động trong công việc, thành thật (hiểu thì nói hiểu, chưa hiểu thì hỏi lại, đừng có ko hiểu mà nói đại はい、分かりました, bạn sẽ gây họa giống mình trước đây.

Key để có communication skill của mình là mở lòng và lắng nghe. Cho dù với khách hay với sếp. Bạn mở lòng thì đối phương cũng sẽ mở lòng, chân thành luôn là chìa khóa.

Trên đây là một vài chia sẻ của mình. Mong là bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành dịch vụ ở Nhật và cân nhắc liệu bạn có nên làm việc trong trong lĩnh vực này.


0 comment
3,429 views
0

dang-ky-mot-so-loai-sim-gia-re-o-nhat-ban

DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !



Ý KIẾN CỦA BẠN


Bài viết ngẫu nhiên khác

Bài viết mới nhất


Bài viết xem nhiều


Thành viên tích cực

tags

おすすめ

Nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại đặt câu hỏi bạn nhé.