Để được làm việc hợp pháp tại Nhật mà không ràng buộc ngành nghề và hưởng các chính sách phúc lợi của chính phủ Nhật dành cho người tị nạn, nhiều người đã ồ ạt xin visa tị nạn. Tuy nhiên, những quy định mới visa tị nạn tại Nhật 2019 sẽ siết chặt hơn, việc xin visa không còn dễ dàng.
Vì sao Nhật siết chặt cấp visa tị nạn?
Người tị nạn được hiểu là những người bị hoặc có thể sẽ bị đàn áp do các quan điểm về chính trị, tôn giáo, chủng tộc và họ sẽ không nhận được sự bảo hộ từ chính quyền nơi đó, thậm chí là không muốn nhận.
Visa tị nạn là loại visa dành cho những đối tượng này. Người có visa tị nạn Nhật sẽ được lao động tự do, không giới hạn ngành nghề và được hưởng các chế độ phúc lợi của Nhật.
Cũng chính những đãi ngộ này khiến nhiều người đổ xô nhau đi xin visa tị nạn Nhật. Những du học sinh, thực tập sinh hết hạn visa cũng đều xin visa tị nạn Nhật để tiếp tục ở lại Nhật.
Theo thống kê của Cục Xuất nhập cảnh, năm 2015 có 7,568 người đăng ký xin visa tị nạn. Nhưng đến năm 2017, con số này tăng lên 19,628, gấp gần 80%. Việt Nam là một trong 3 nước có số cư dân đăng ký xin visa tị nạn Nhật nhiều nhất.
Thắc mắc chung của nhiều người đó là, xin visa tị nạn tại Nhật có khó không?
Trên thực tế, xin visa tị nạn Nhật vô cùng khó. Việt Nam có đến 10.901 người đăng ký xin visa tị nạn trong năm 2016 nhưng chỉ có 28 người được nhận. Như vậy, có thể thấy xác suất xin được visa rất thấp.
Để xin được visa, trước hết, bạn phải làm thủ tục được công nhận là người tị nạn tại Cục Xuất nhập cảnh, hoàn tất hồ sơ xin visa và chờ đợi. Tuy nhiên, mới đây, để hạn chế lực lượng lao động ồ ạt xin visa tị nạn dù không thực sự nằm trong diện “người tị nạn”, chính phủ Nhật đã có những quy định mới visa tị nạn tại Nhật 2019, siết chặt hơn một số điều khoản.
Những quy định mới visa tị nạn tại Nhật 2019 đáng lưu ý
Trước đây, theo luật xin visa tị nạn Nhật Bản, sau 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ xin visa, nếu vẫn chưa nhận kết quả bạn sẽ được chuyển thành visa hoạt động đặc biệt (特定活動“).
Với visa 特定活動“ này, bạn vừa có tư cách lưu trú vừa đi làm không giới hạn mặt thời gian. Điều này vô tình tạo ra một kẽ hở, dẫn đến quá nhiều người xin visa để tiếp tục ở lại Nhật, việc quản lý, điều tra, xét duyệt tư cách đều quá tải.
Để khắc phục tình trạng này, quy định mới visa tị nạn tại Nhật 2019 chủ yếu siết chặt hơn về thời gian lưu trú và tư cách lao động. Cụ thể:
- Người xin visa tị nạn Nhật, sau hai tháng, hồ sơ sẽ chia thành 4 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Hồ sơ có khả năng cao sẽ được chấp nhận cấp tư cách lưu trú và tư cách lao động.
+ Trường hợp 2 & 3: Hồ sơ không phù hợp & Hồ sơ nộp lại, trong thời gian này, bạn sẽ không được đi làm, khi hết thời gian lưu sẽ bị cưỡng ép về nước.
+ Trường hợp 4: Hồ sơ chưa xác định, trường hợp này, Cục xuất nhập cảnh sẽ tiếp tục điều tra thêm và bạn sẽ không được đi làm trong thời gian chờ đợi.
- Nếu trước đây bạn vẫn được đi làm trong suốt thời gian chờ xét duyệt visa thì theo quy định mới, bạn không được đi làm thêm như trước, thậm chí, còn bị nhốt vào trại tạm giữ của Cục Xuất nhập cảnh Nhật.
- Sau 2 tháng, nếu hồ sơ bị rơi vào trường hợp “Hồ sơ không phù hợp”, bạn sẽ bị trục xuất luôn, không có cơ hội xin lại visa cũ hoặc chuyển sang visa mới.
- Khi nộp đơn xin visa tị nạn, Cục Xuất nhập cảnh sẽ lưu lại hồ sơ này và đây cũng là “vết đen” trong lí lịch của bạn, khiến bạn khó nhập cảnh vào Nhật sau này.
Đó là những điểm mới đáng lưu ý về quy định mới visa tị nạn tại Nhật 2019 mà bạn cần ghi nhớ trước khi muốn xin loại visa này.
Một lời khuyên dành cho bạn đó chính là việc xin visa tị nạn không được khuyến khích, chỉ dành cho những người thực sự muốn “tị nạn” theo quy định của Nhật. Xin visa tị nạn Nhật đã khó, nay càng siết chặt hơn nên khả năng xin được visa cực kỳ thấp, thậm chí là không tưởng với nhiều người. Đó là chưa kể trường hợp sau khi bị trượt visa sẽ bị trục xuất về nước, không thể nộp lại xin visa khác, ảnh hưởng đến công việc của bạn và gia đình. Vậy nên, bạn cần hết sức cẩn trọng khi xin visa tị nạn Nhật.
Hy vọng rằng những thông tin sẽ hữu ích và giúp bạn có quyết định phù hợp, sáng suốt hơn khi có ý định xin visa tị nạn Nhật Bản trong thời gian tới.
Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !
Đăng nhập tài khoản tại đây
HOẶC