Công việc của một kỹ sư cầu nối trong từng giai đoạn của dự án

danh-sach-top-5-sim-gia-re-o-nhat-ban
Cong-viec-cua-mot-ky-su-cau-noi-trong-tung-giai-doan-cua-du-an
Kỹ sư cầu nối

Công việc của một kỹ sư cầu nối trong từng giai đoạn của dự án

thong-bao-tokyodayroi Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Để các bạn mới vô nghề hay các bạn đang có ý theo nghề kỹ sư cầu nối (Brse), có thể hiểu rõ hơn về những công việc cụ thể của Brse phải làm trong từng giai đoạn của dự án. Bài viết này sẽ cố gắng mô tả một cách chi tiết và cụ thể nhất theo như kinh nghiệm thực tế của bản thân mình đã gặp. Hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn.

Trong bài này mình sẽ trình bày các công việc của 1 B với tình huống là B tham gia vào 1 dự án mới từ đầu.

Công việc ở giai đoạn đầu dự án (上流):

Ở giai đoạn này chưa có team offshore nên công việc chủ yếu của bạn là tìm hiểu hệ thống, nghiệp vụ và làm quen với cách làm việc của khách hàng. Công việc ban đầu có lẽ là khá nhàm chán và buồn ngủ vì chủ yếu là đọc tài liệu là chính.

Tùy theo khách hàng mà có thể bạn sẽ join vào từ công đoạn viết tài liệu định nghĩa yêu cầu hoặc viết tài liệu thiết kế Basic Design (外部設計). Thông thường thì mình thấy Brse sẽ join vào từ giai đoạn thiết kế Basic Design chứ ít được vô từ giai đoạn làm tài liệu định nghĩa yêu cầu. Vì mình mới vô nên chưa hiểu rõ hệ thống thì khó mà làm được, sau này nếu làm dài và quen việc rồi thì có thể sẽ được start từ giai đoạn  lấy yêu cầu khách hàng luôn.

Sau khi khách hàng đã chuẩn bị xong tài liệu về định nghĩa yêu cầu rồi thì sẽ giải thích yêu cầu của dự án qua tài liệu mà họ đã viết cho mình. Khi này nếu có Q&A gì thì sẽ hỏi và làm rõ vấn đề luôn với khách. Phần này rất quan trọng vì nếu bạn không hiểu được yêu cầu của khách thì sẽ không truyền đạt đúng yêu cầu về với đội offshore dẫn đến nhiều hê lụy về sau.

Trong quá trình viết tài liệu nếu có gì không hiểu sẽ đi hỏi khách hàng hoặc tự đọc tài liệu để tìm câu trả lời.

Họp giải thích tài liệu mình đã viết để khách hàng review cho. Việc review này đảm bảo bạn đang thực hiện đúng điều mà khách hàng đang muốn làm  theo đúng thiết kế. Việc này sẽ lặp đi lặp lại đến khi hoàn tất được thiết kế đã được khách hàng duyệt.

❖ Một số việc cần làm với đội offshore trong khi viết tài liệu thiết kế:

- Bắt đầu làm việc với bên nhà để chuẩn bị người và lên kế hoạch start dự án.

- Sau khi viết xong tài liệu thì sẽ giải thích tài liệu và yêu cầu của khách hàng cho team để bên nhà hiều và tính toán effort cần thiết để làm.

- Kết hợp cùng PM lập kế hoạch cũng như est cho dự án.

- Chuẩn bị kickoff để 2 bên gặp gỡ nhau và chính thức start dự án.

Ở giai đoạn này công việc thiên về làm với khách hàng là chính, nên các bạn cần giao tiếp tốt và thể hiện cho họ thấy khả năng làm việc của bản thân. Nếu khách hàng có thiện cảm với mình thì công việc chắc chắn sẽ thuận lợi hơn, có xảy ra lỗi cũng phần nào đỡ hơn.

Ngoài ra tùy từng công ty và cách làm việc của Team mà sẽ có thể có các buổi họp ngắn buổi sáng mà bạn cần tham gia.

cong-viec-cua-ky-su-cau-noi

Công việc ở giai đoạn giữa dự án (中流):

Ở giai đoạn này bên Of cũng bắt đầu vào công việc của dự án, thường sẽ là từ công đoạn viết tài liệu thiết kế chi tiết Detail Design (詳細設計書), code và test. Khi này công việc của Brse sẽ là quản lý chất lượng cũng như tiến độ dự án, trả lời các câu hỏi của team nhà,...

Một ngày làm việc ở giai đoạn này thường là kiểm tra email cũng như các kênh liên lạc với team nhà để cập nhật tình hình. ( Do bên Nhật và Việt Nam chênh nhau 2 giờ nên thường B sẽ về sớm hơn team nhà. Trong khoảng thời gian đó có thể có vấn đề phát sinh được team báo cáo.

+ Quá trình team offshore làm thiết kế:

- Review tài liệu thiết kế, source code hay kết quả test của team nhà đã làm.

- Quản lý tiến độ dự án, nếu trong trường hợp tiến độ có thể chậm hơn kế hoạch dự kiến thì cần cùng team tìm cách để cải thiện và hoàn thiện dự án theo đúng kế hoạch. Đồng thời cũng cần báo cáo để cho khách hàng nắm được.

- Họp báo cáo hàng tuần và hỗ trợ trao đổi giữa 2 bên khách hàng và offshore.

- Trong quá trình viết thiết kế thì bên nhà cũng sẽ dựng môi trường để code, lúc này Brse cũng sẽ support trả lời Q&A về môi trường. Nếu không biết sẽ xác nhận lại với khách hàng.

+ Quá trình team offshore thực hiện code:

- Review source code của team nhà đã làm.

- Trả lời Q&A của offshore về các vấn đề kỹ thuật nếu biết hoặc đi hỏi khách hàng.

- Họp báo cáo hàng tuần và hỗ trợ trao đổi giữa 2 bên khách hàng và offshore.

- Trong trường hợp có bug phát sinh sẽ báo cáo ngay cho khách hàng và cùng tìm phương án giải quyết vấn đề.

- Báo cáo tiến độ công việc định kỳ cho khách hàng (Thường là định kỳ hàng tuần).

Khi team nhà đang trong quá trình code thì bên này Brse cũng bắt đầu viết test case để test tiếp nhận và đưa khách review. Đồng thời review test-case mà bên nhà đã tạo.

+ Quá trình team offshore test:

- Review kết quả test của team nhà đã thực hiện test.

- Nếu phát hiện bug sẽ báo lại cho bên nhà sửa  ngay.

- Họp báo cáo hàng tuần và hỗ trợ trao đổi giữa 2 bên khách hàng và offshore.

Sau khi offshore đã code và test unit xong thì sẽ gửi sang để cho Brse test tiếp nhận. Lúc này Brse  sẽ dùng test case đã viết và thực hiện test tiếp nhận  để kiểm tra thành phẩm bên nhà làm có đúng như yêu cầu hay không. Nếu phát hiện ra bug sẽ gửi lại cho Team fix.

ky-su-cau-noi-code

Công việc ở giai đoạn cuối dự án (下流):

- Chuẩn bị các tài liệu, source code, kết quả test,... để release cho khách hàng.

- Đối ứng các bug hay vấn đề mà khách phát hiện ra.

- Tổng kết với Team offshore bên nhà về quá trình làm dự án. Làm rõ các vấn đề đã mắc phải và rút kinh nghiệm tránh lặp lại lần sau.

- Có thể tham gia vào công đoạn deploy lên trên serve cùng khách hàng nếu có yêu cầu ( cái này chắc ít phải làm)

- Tiếp tục phát triên chức năng khác mà khách yêu cầu với vòng lặp các công việc đã nêu trên  trong các giai đoạn (上流 ➺ 中流➺下流).

Như vậy là mình đã giới thiệu các công việc mà Brse cần làm theo từng giai đoạn của dự án theo kinh nghiệm thực tế của bản thân mình đến nay. Bài viết không thể đúng với tất cả các trường hợp được, mà chỉ mang tính chất tham khảo theo như công việc thực tế của bản thân mình. Nếu có gì chưa đúng rất mong được các bạn góp ý thêm.

Chúc các bạn thành công !

THAM KHẢO: Kỹ sư cầu nối (BrSE) là gì? Công việc cụ thể và yếu tố cần có của một Brse hiện nay


Nếu có bất kỳ câu hỏi nào xin hãy để lại bình luận phía dưới hoặc cùng thảo luận trên diễn đàn tokyodayroi.com với bọn mình và mọi người nhé.

Chúc các bạn thành công !


DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !



Ý KIẾN CỦA BẠN