Visa kỹ năng đặc định (tokutei gino) là gì? Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa visa kỹ năng đặc định và visa thực tập sinh tại Nhật Bản

avatar-Dương Thúy
Dương Thúy
Quản trị viên 2020-11-21 19:06:34
Visa-ky-nang-dac-dinh-tokutei-gino-la-gi-Cung-tim-hieu-su-khac-nhau-giua-visa-ky-nang-dac-dinh-va-visa-thuc-tap-sinh-tai-Nhat-Ban
Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Visa kỹ năng đặc định là loại tư cách lưu trú mới được Nhật Bản bổ sung vào tháng 4/2019. Đầy là điều kiện thuận lợi cho lao động nước ngoài được làm việc trong các ngành nghề mà từ trước đến nay không được phép. Vậy visa kỹ năng đặc định là gì và có điểm gì khác với visa thực tập sinh tại Nhật?

1. Visa kỹ năng đặc định (Tokutei Ginou) là gì? Đối tượng nào được tham gia visa kỹ năng đặc định?

Trước thực trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng ở Nhật Bản, vào tháng 6/2018, Chính Phủ Nhật chính thức thông qua quy định của luật mới về một loại hình visa mới có tên là visa kỹ năng đặc định (特定機能). Trong đó, phạm vi ngành nghề của loại visa mới này rộng hơn và yêu cầu về bằng cấp, chuyên môn cũng nới lỏng hơn so với loại visa lao động (技術・人文知識・国際業務) .

Các đối tượng được tham gia chương trình visa kỹ năng đặc định bao gồm:

- Thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành xong chương trình thực tập kỹ năng Nhật Bản số 2 hoặc số 3.

- Du học sinh, thực tập sinh hoàn thành chương trình thực tập sinh kỹ năng số 1, người chưa từng sang Nhật… đã thi đỗ các kỳ kiểm tra kỹ năng về ngành nghề và tiếng Nhật.

Các đối tượng được tham gia chương trình visa kỹ năng đặc định.

2. Phân loại visa kỹ năng đặc định

Visa kỹ năng đặc định (特定機能) bao gồm 2 loại và visa kỹ năng đặc định số 1 (特定機能1号) và visa kỹ năng đặc định số 2 ( 特定機能2号). Phạm vi ngành nghề và các điều kiện, quyền lợi của hai loại visa này hoàn toàn khác nhau.

► Visa kỹ năng đặc định số 1 (特定機能1号) 

Phạm vi tiếp nhận ngành nghề của loại visa này bao gồm 14 ngành nghề:

(1) Đóng tàu, hàng hải (造船・舶用工業).

(2) Ngành xây dựng (建設業).

(3) Khách sạn (宿泊業).

(4) Ngành hàng không (航空業).

(5) Ngành bảo dưỡng, sửa chữa oto (自動車整備業 ).

(6) Vệ sinh tại các tòa nhà (ビルクリーニング).

(7) Ngành hộ lý (介護).

(8) Nông nghiệp (農業).

(9) Ngư nghiệp (漁業).

(10) Dịch vụ ăn uống (外食業).

(11) Công nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống (飲食料品製造業).

(12) Chế tạo máy móc (産業機械製造業).

(13) Ngành công nghiệp vật liệu (素形材産業).

(14) Ngành điện & điện tử (電気電子情報関連産業).

Điều kiện:

Để xin được visa kỹ năng đặc định số 1, người lao động cần có các kỹ năng và kinh nghiệm nhất định, thể hiện ở kinh nghiệm thực tiễn trong một khoảng thời gian. Người lao động sau khi sang Nhật Bản có thể làm ngay một số công việc mà không cần phải qua huấn luyện, đào tạo nhiều.

2 loại visa kỹ năng đặc định.

► Visa kỹ năng đặc định số 2

Phạm vi ngành nghề của visa kỹ năng đặc định loại 2 gồm có 2 nhóm ngành nghề là xây dựng ( 建設業) và đóng tàu, hàng hải (造船・舶用工業). Tuy phạm vi ngành nghề hạn chế hơn nhưng hình thức visa này có nhiều ưu đãi hơn với nhiều chế độ gần tương đương với lao động hiện hành.

Điều kiện tiếp nhận: 

- Tiêu chuẩn để được tiếp nhận visa kỹ năng đặc định số 2 là phải có tay nghề cao, thành thạo 「熟練した技能」.

- Khả năng, trình độ chuyên môn, kỹ năng, tay nghề của lao động cần tương đương hoặc thậm chí là cao hơn các lao động nước ngoài đang làm việc trong cùng ngành với visa kỹ thuật.

3. Sự khác nhau giữa visa kỹ năng đặc định và visa thực tập sinh kỹ năng

► Về quốc tịch của lao động

- Đối với visa thực tập sinh kỹ năng: Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Philippin, Srilanka, Thái Lan, Trung Quốc, Nepal, Uzbekistan, Bangladesh, Peru, Mông Cổ.

- Đối với visa kỹ năng đặc định: Các doanh nghiệp có thể tiếp nhận bất cứ lao động của quốc gia nào. Tuy nhiên, do kỳ thi sát hạch tay nghề và trình độ tiếng Nhật mới được thực hiện ở 8 nước, nên thời gian đầu chủ yếu lao động ở các nước này sẽ tham gia visa kỹ năng đặc định, gồm: Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia và 2 nước khác.

►  Về tư cách lưu trú

- Thực tập sinh kỹ năng: sang Nhật với tư cách học tập, nâng cao tay nghề, kỹ thuật trong các doanh nghiệp Nhật để trở về đóng góp cho nước nhà.

- Kỹ năng đặc định: Lao động sang Nhật để làm việc với thời hạn nhất định ở các nhà máy, công ty Nhật.

►  Thời gian làm việc

- Thực tập sinh kỹ năng: Từ 1-3 năm.

- Kỹ năng đặc định: 5 năm.

Sự khác nhau về thời gian làm việc của visa kỹ năng đặc định và visa thực tập sinh kỹ năng.

► Tiêu chuẩn và yêu cầu

- Thực tập sinh kỹ năng: Tốt nghiệp THCS trở lên, không yêu cầu kinh nghiệm và tiếng Nhật trước khi tham gia chương trình.

- Kỹ năng đặc định: Đã hoàn thành chương trình thực tập sinh kỹ năng 1-3 năm và về nước hoặc chưa từng sang Nhật nhưng có kinh nghiệm ngành nghề và tiếng Nhật. yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm cao hơn thực tập sinh và cần phải đạt kỳ thi đánh giá kỹ năng, năng lực tiếng Nhật theo lĩnh vực.

► Cơ hội làm việc lâu dài tại Nhật Bản

- Thực tập sinh kỹ năng: Nếu tham gia chương trình thực tập 1 năm thì chỉ được 1 lần, nếu tham gia chương trình 3 năm thì có thể gia hạn thêm 2 năm nếu thi đậu tay nghề tại Nhật và có doanh nghiệp tiếp nhận.

- Kỹ năng đặc định: Sau 5 năm nếu thi đậu kỳ thi bắt buộc thì sẽ được tham gia chương trình kỹ năng đặc định số 2, và được phép gia hạn visa, đưa gia đình lưu trú dài hạn tại Nhật Bản.

Trên đây là một số thông tin mình muốn chia sẻ về loại hình visa mới tại Nhật Bản: visa kỹ năng đặc định. Bạn có thể tham khảo các nội dung để nắm rõ hơn về đặc điểm, yêu cầu và điều kiện của từng loại hình để xin visa nhé!

 


0 comment
3,940 views
0

dang-ky-mot-so-loai-sim-gia-re-o-nhat-ban

DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !



Ý KIẾN CỦA BẠN


Bài viết ngẫu nhiên khác

Bài viết mới nhất


Bài viết xem nhiều


Thành viên tích cực

tags

おすすめ

Nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại đặt câu hỏi bạn nhé.