Những người con xa quê thường rất hay nhớ mùi vị của món ăn quê nhà, đặc biệt là các món bánh ở Việt Nam. Thỉnh thoảng rảnh rỗi lại muốn tự làm nhưng ở Nhật lại có rất nhiều loại bột khác nhau. Chính vì thế, bài viết này sẽ chia sẻ 6 loại bột làm bánh Việt tại Nhật. Các bạn quan tâm đến chủ đề này thì theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Bột gạo tẻ
Trong tiếng Nhật, gạo tẻ là うるち米 (uruchi kome). Bột gạo tẻ được gọi chung là 米粉 (komeko). Ngoài ra cũng có 1 loại bột khác được làm từ gạo tẻ, tên là 上新粉/上糝粉 (joushin ko). Bột làm bánh Việt tại Nhật này còn được dùng để nấu cháo sườn, nghe bảo hương vị sẽ giống món ở Việt Nam.
Bột gạo tẻ có thể làm được các món bánh Việt như: bánh canh, bánh đúc, bánh bèo, bánh giò...
Bột gạo nếp
Trong tiếng Nhật, gạo nếp là もち米 (mochi kome). Loại bột được làm từ gạo nếp được gọi là もち粉/ 餅粉 (mochiko). Trên bao bì, bột thường được ghi đầy đủ với tên もち米粉/餅米粉 (mochikomeko).
Nếu bạn nào quan tâm, thì ngoài ra còn có 1 loại làm từ gạo nếp là 白玉粉(shiratamako), loại này khá giống với もち粉, được đánh giá mịn và thơm hơn. Mình quan sát thì thấy người Nhật mua bột này để làm bánh rán vừng kiểu Nhật. Còn bột này có thể làm được bánh Việt như bánh trôi nước, bánh chay, bánh cam, bánh dày...
Bột mì
Theo tiếng Nhật, bột mì được gọi là 小麦粉 (komugiko) hay フラワー (flour). Ở trong siêu thị, thường bày bán 3 loại sau:
- Bên trái là 薄力粉 (hakurikiko), được gọi là bột mềm (cake flour). Loại này thường dùng để làm bánh gato, các loại bánh ngọt như bánh quy, tempura.
- Loại bao ở giữa có mác màu xanh được gọi là bột mì đa dụng 中力粉 (chuurikiko). Đây là nguyên liệu không thể thiếu của món mì udon, somen, hay bánh bao Việt Nam.
- Bên phải là bột cứng (strong flour), trong tiếng Nhật là 強力粉 (kyourikiko). Nếu bạn mê bánh mì Việt Nam thì có thể dùng loại bột này để làm. Ngoài ra còn làm được sủi cảo, mì ramen, pasta...
Men nở
Một trong các bột làm bánh Việt tại Nhật phải được nhắc đến chính là men nở. Đây là thành phần không thể thiếu khi làm bánh. Tiếng Nhật gọi là ドライイースト (dry yeast). Men nở thường có men tươi và men khô, dùng để kích thích bột nở khi đang ủ bánh. Thường dùng nhiều để làm bánh gato, bánh mì...
Bột gạo nếp trộn gạo tẻ
Loại bột trộn giữ gạo nếp và gạo tẻ được được làm thành món bánh trôi chay ở Việt Nam. Ở bên Nhật, dùng bột này để làm bánh dango(だんご).
Baking powder (bột nở)
Một loại bột làm bánh Việt tại Nhật được sử dụng nhiều là bột nở. Baking powder theo tiếng Nhật là ベーキングパウダー. Đây là thành phần không thể thiếu để bánh bông mềm và nở xốp. Thường được dùng để làm bánh mì, bánh bao. Bột này rất dễ mua tại các siêu thị tại Nhật Bản.
Công thức làm bánh trôi
Nguyên liệu cần thiết để làm bánh trôi
- 500g bột gạo nếp.
- 50g bột gạo tẻ.
- Đường phèn.
- Dừa nạo.
- Vừng trắng.
Chi tiết các bước làm bánh trôi đơn giản
Bước 1: Nhào bột làm bánh
Trộn bột gạo nếp và bột gạo tẻ với nhau. Trong quá trình trộn cho thêm ít muối và nước, trộn cho đến khi bột mềm, mịn, không dính tay. Sau đó ủ tầm 30p cho bột nghỉ.
Bước 2: Làm nhân bánh
Cắt đường phèn thành các miếng nhỏ, rang vừng cho thơm.
Bước 3: Nặn bánh
Nặn vỏ bánh thành hình tròn, cấn đường vào giữa. Cẩn thận nặn tròn cho đến khi hết
Bước 4: Luộc bánh
Đun nước đến khi sôi thì thả bánh vào. Khi nước sôi 1 lần nữa thì bạn thì hạ nhỏ lửa. Đun tiếp đến khi bánh nổi lên là bánh đã chín. Sau đó vớt ra bỏ vào nước đun sôi để nguội để bánh khỏi dính vào nhau.
Khi ăn bạn rắc thêm vừng và dừa nạo lên bánh để nhìn hấp dẫn và ngon hơn.
Công thức làm bánh bột lọc
Nguyên liệu làm bánh bột lọc
- 200g bột năng
- Tôm, thịt tùy theo khẩu vị
- Các loại gia vị
Chi tiết các bước làm bánh bột lọc tại nhà
Bước 1: Chuẩn bị nhân bánh
Sơ chế tôm, thịt, tẩm ướp gia vị theo khẩu vị. Sau đó xào nhân cho chín, thơm.
Bước 2: Làm vỏ bánh
Pha nước sôi vào bánh. Trộn đều rồi lấy tay nhào bột thật mịn.
Bước 3: Nặn bánh
Chia vỏ bánh thành các phần nhỏ, viên tròn cán dẹt và bỏ nhân vào vỏ bánh.
Nặn bánh cho viền bánh khít với nhau.
Bước 4: Nấu bánh
Bạn có thể hấp hoặc luộc bánh. Đến khi nhìn thấy bánh trong suốt là đã chín tới.
Bước 5: Hoàn thiện
Bạn pha nước chấm chua ngọt, sau đó là đã có thể thưởng thức.
Trên đây là toàn bộ các chia sẻ về 6 loại bột làm bánh Việt tại Nhật. Chúc các bạn có thể dễ dàng tìm thấy các loại bột và chế biến thành công các món bánh Việt Nam.
Chưa có bình luận nào cả. Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này !
Đăng nhập tài khoản tại đây
HOẶC